Đây là số tiền thuộc sở hữu của Ngân hàng Trung ương Bangladesh, được gửi như một phần dự trữ vàng & ngoại hối với tổng giá trị lên đến gần 30 tỷ USD trong hệ thống Dự trữ Liên bang Mỹ.
Theo một nguồn tin, số tiền bị đánh cắp đã được chuyển đến Philippines và Sri Lanka. Ngân hàng Trung ương cho hay, số tiền này ít nhất đã bị đổ vào ba sòng bạc ở Philippines để rửa tiền.
Nguồn tin gần gũi với Ngân hàng Bangladesh cũng nói rằng, có thể các tin tặc Trung Quốc đã đứng đằng sau hoạt động này.
Phía Bangladesh cho biết, quốc gia này sẽ khởi kiện FED và phía Mỹ “không có cách nào để trốn tránh trách nhiệm” - ông A.M.A. Muhith, Bộ trưởng Bộ Tài chính Bangladesh tuyên bố.
Tuy nhiên, trong một tuyên bố hôm thứ Tư vừa qua, FED cho biết, họ không phát hiện ra bất kỳ vụ tấn công nào vào hệ thống và không có bằng chứng rằng hệ thống giao dịch của FED đã bị tin tặc xâm nhập.
FED khẳng định mọi giao dịch trên hệ thống đều được bảo đảm với các câu hỏi chứng thực bởi các SWIFT message - là các bức điện được chuyển hóa dưới dạng các trường dữ liệu, ký hiệu. Còn nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn xác thực SWIFT cũng khẳng định họ đã làm việc với các bên liên quan, tuy nhiên không có dấu hiệu nào cho thấy hệ thống của SWIFT đã bị xâm nhập - Reuters đưa tin.
Hiện có khoảng 250 Ngân hàng trung ương, Chính phủ và các tổ chức khác có tài khoản tiền gửi tại FED. Đây không phải là lần đầu tiên có nghi vấn tin tặc thâm nhập hệ thống của FED. Năm 2014, đã có một công dân Anh bị cáo buộc xâm nhập hệ thống máy chủ và công bố thông tin của các tài khoản nội bộ.
Liên quan đến hacker ngân hàng, gần đây nhất, ngày 17 tháng 2 năm 2016, Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Sergei Shvetsov tiết lộ việc thủ phạm gây biến động mạnh của đồng rúp ngày 27 tháng 2 năm 2015 là một hacker bí ẩn đã tấn công hệ thống giao dịch của ngân hàng Energobank Kazan. Khi ấy, đồng đô la bất ngờ tăng và giảm giá trong phạm vi 5 rúp trong thời gian rất ngắn.
D.N