Tin giả lan truyền như thế nào trên Facebook

VietTimes - Các công ty truyền thông, các mạng xã hội có thể rất mạnh mẽ, cứng rắn về việc họ đang nghiêm túc trong cuộc chiến chống tin tức giả mạo, nhưng hậu quả của vụ bắn súng tại trường trung học ở Parkland, Florida, khiến 17 người chết đã cho thấy tin tức giả mạo đi xa đến đâu.
Các chuyên gia fake news đã tung video và bài viết giả mạo về sinh viên David Hogg, nhằm làm suy yếu tiếng nói phản đối dùng súng của học sinh (Ảnh: Quartz)
Các chuyên gia fake news đã tung video và bài viết giả mạo về sinh viên David Hogg, nhằm làm suy yếu tiếng nói phản đối dùng súng của học sinh (Ảnh: Quartz)

Những người bạn của các nạn nhân đã thẳng thắn nói về vấn đề kiểm soát súng, trên cả các phương tiện truyền thông truyền thống và trên cả mạng xã hội. Nhưng tiếng nói của các học sinh lớn bao nhiêuthì các em cũng nhanh chóng đối mặt với những thế lực mạnh mẽ đang cố gắng làm suy yếu câu chuyện của họ bấy nhiêu, bằng cách dàn xếp những thông tin dối trá.

Cụ thể, các chuyên gia tin giả đã tung các video và bài viết cho rằng David Hogg, một trong những sinh viên đã từng nói chuyện với giới truyền thông, là một "kịch sĩ chính trị". Cách làm này dựa vào thuyết âm mưu trực tuyến lâu đời, trong đó kẻ xấu thuê một số người tung tin giả mạo. Bằng cách phát tán những thứ giả dối như vậy, chúng cố gắng làm suy yếu, lu mờ lời yêu cầu, kêu gọi kiểm soát súng của học sinh. Các bài đăng trên Facebook, Instagram và YouTube lan truyền ngay lập tức, thu hút hàng trăm ngàn người truy cập, giống như họ đã làm trong vụ bắn súng ở Las Vegas vào năm ngoái.

"Những hình ảnh tấn công các nạn nhân trong thảm họa cuối tuần ở Florida thật sự khủng khiếp. Chúng tôi đã xóa nội dung này khỏi Facebook”, Mary deBree, Giám đốc phụ trách chính sách nội dung tại Facebook nói.

Trên Instagram, một loại thông tin giả mạo khác đã được tung ra ngay sau vụ nổ súng, tài khoản giả mạo thủ phạm được tạo ra, và các chuyên gia lo lắng điều đó có thể dẫn đến một cái nhìn méo mó về vấn đề và ảnh hưởng đến cách mọi người xem xét các giải pháp tiềm năng.

Hôm 21/2, một video tuyên bố Hogg là "một sinh viên đang diễn màn kịch chính trị" đã trở thành video được xem nhiều nhất trên YouTube trước khi bị gỡ bỏ. YouTube nói hệ thống của họ đã "phân loại sai" video bởi vì video đó "chứa các cảnh quay từ nguồn tin tức chính xác". Tuy nhiên, có nhiều video tương tự vẫn nổi trên YouTube vào thời điểm xuất bản.

Chưa rõ những video đó bắt nguồn từ đâu, song ngay sau vụ bắn súng, các nhà nghiên cứu tại dự án Hamilton 68, một dự án chuyên theo dõi ảnh hưởng của Nga trên mạng trực tuyến, nhận thấy các tài khoản Twitter liên kết với Nga đã tràn ngập mạng Internet bằng các thẻ liên quan đến vụ việc. Tất cả giống như việc cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã bị máy móc (bot) thao túng như thế nào.