|
BS. Trần Văn Phúc – Khoa chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Xanh Pôn. Ảnh: Đăng Khoa |
+ Fake news có ảnh hưởng như thế nào tới việc điều trị, chăm sóc bệnh nhân của các bác sĩ thưa ông?
- Ngay từ khi dịch COVID-19 bắt đầu xảy ra, tôi đã ý thức được tin giả, những lời đồn là vô cùng nguy hiểm. Tin giả giống như một con virus lan truyền trên mạng, khiến công tác điều trị cho bệnh nhân của các bác sĩ gặp khó khăn.
Điển hình là dịch sởi vào cuối năm 2013, ngành y tế đã triển khai tốt công tác tiêm phòng bệnh với hy vọng chấm dứt hoàn toàn dịch sởi.
Tuy nhiên, chỉ vì những tin đồn trên mạng cho rằng tiêm phòng sởi có thể gây chết người do có thủy ngân bên trong, dấn đến tình trạng trẻ nhỏ bị động kinh, tự kỷ,… khiến nhiều gia đình không đưa con đi tiêm chủng gây ra hậu quả dịch sởi bùng phát.
Tôi cho rằng nếu chúng ta không tiêu diệt những con “virus tin đồn” lan truyền trên mạng xã hội thì ngành Y sẽ rất khó để đi được đến thành công.
+ Đặc điểm của tin giả là gì thưa ông?
- Tin giả bao giờ cũng có đặc điểm là dựa trên một thông tin có thật. Người lan truyền tin giả sẽ sửa đổi tin thật khiến người đọc hiểu sai bản chất thông tin.
Vì thế các đơn vị có liên quan phải có chế tài xử phạt các trường hợp tung tin giả và tạo ra tin giả. Tuy nhiên, mức độ xử phạt hiện nay vẫn chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn tin giả.
Tôi hy vọng mỗi một cá nhân khi tham gia mạng xã hội phải có ý thức không tạo ra tin giả, có bộ lọc thật tốt để phát hiện tin giả, đặc biệt, không tự biến mình trở thành người lan truyền tin giả trong cộng đồng.
+ Ông đánh giá thế nào về việc xử lý tin giả trong thời gian qua?
- Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã vào cuộc rất quyết liệt trong việc ngăn chặn tin giả, những người tạo ra và lan truyền tin giả, đặc biệt là trong vụ dịch COVID-19.
Tuy nhiên, tin giả có rất nhiều hình thức biến đổi tinh vi khó phát hiện. Vì vậy, chế tài xử phạt tin giả phải quy định ở mức cao hơn hiện tại để tiêu diệt tận gốc tin giả trên mạng xã hội.
+ Cảm ơn ông!