Chuyên đề Tiền điện tử

Tiền ảo biến tướng thành Đa cấp, những rủi ro nhãn tiền

VietTimes – Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của những cá nhân thiếu kiến thức và hám lợi, nhiều dự án tiền điện tử đang lừa những “chú cừu non” bằng việc hứa hẹn những miếng bánh béo bở và dễ xơi.
"Rủi ro thấp, lợi nhuận khủng" - những lời hứa trên trời của kẻ lừa đảo với những người nhẹ dạ cả tin. (ảnh: Bitcoin.com)
"Rủi ro thấp, lợi nhuận khủng" - những lời hứa trên trời của kẻ lừa đảo với những người nhẹ dạ cả tin. (ảnh: Bitcoin.com)
* Bài viết thuộc phần cuối trong series 4 phần viết về Mặt trái của tiền điện tử. Series này bao gồm các nội dung như sau:

Phần 1:  Tổng quan về mặt trái của tiền điện tử

Phần 2:  "Bong bóng đầu cơ" tiền điện tử

Phần 3:  Lừa đảo, Rửa tiền, Hành vi phạm pháp và Tiền ảo

Phần 4:  Tiền ảo – Rủi ro đa cấp và đầu tư hứa hẹn lợi nhuận cao

 Cẩn trọng với hình thức “Đầu tư online”

Thế giới tiền điện tử đã từng chứng kiến trong lịch sử hình thành và phát triển của nó không ít những dự án đa cấp lừa đảo các nhà đầu tư thiếu kiến thức. Trong vòng vài năm qua, các tổ chức mờ ám như Onecoin, MMM Global đã mang đến một số lượng lớn những dự án “làm giàu nhanh chóng”, “làm giàu không khó” đánh vào lòng tham của nhiều người nhẹ dạ cả tin để lừa đảo chiếm đoạt một lượng tiền khổng lồ.

Tiền ảo biến tướng thành Đa cấp, những rủi ro nhãn tiền ảnh 1Tổ chức Bitcoin của Thụy Điển gọi Onecoin là một "trò lừa đảo". (Ảnh:Cointelegraph)

Trang Bitcoin.com đã từng tiến hành thực hiện một báo cáo chuyên sâu về Onecoin. Ngoài Onecoin, tồn tại một số lượng không nhỏ những dự án MLM lợi dụng tiền ảo để lừa đảo, bởi vậy, nhiều người trước khi bỏ tiền túi của mình ra cần phải cẩn trọng để bảo vệ bản thân cũng như những khoản đầu tư hợp pháp của họ.

Hiện nay, mạng xã hội có rất nhiều những hội nhóm dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực tiền điện tử. Tuy nhiên, khi theo dõi những hội nhóm này trên Facebook, Google Plus, cần phải cẩn trọng trước những siêu lừa Ponzi đang săn lùng những “chú gà công nghiệp”. Chúng mời chào hứa hẹn những khoản lợi tức đầu tư không thể tin nổi cho những người mong muốn gia nhập “câu lạc bộ” của chúng.

31 days online, 30 days paying. 0.3% hourly forever, 7.5% daily forever, 60% weekly forever. 0.001 BTC minimum, and automatic withdrawals.

OMG! Just signed up.. $4 bonus… with potential income of $100 a week or less.. Completing simple tasks, no investment, totally free… just sign up.

New Doubler Investment Site!!! 0 running days, 200% hourly for 50 hours, 240% after one day, 355% after two days, 470% after three days, 585% after four days, 600% after five days, Min deposit:$1, we accept bitcoin."

- Một dòng trạng thái hứa hẹn cơ hội đầu tư đăng tải trong một hội nhóm về tiền điện tử trên mạng xã hội -

Kiểu lừa đảo đầu tư phổ biến mà chúng thường xuyên sử dụng là yêu cầu người đầu tư gửi cho chúng một lượng Bitcoin tối thiểu để họ có thể kỳ vọng nhận lại được một số tiền lớn trong tương lai. Hơn thế nữa, những tổ chức mập mờ này còn hoạt động dưới cái mác - mô hình kinh doanh MLM.  MLM bao gồm nhiều người bán hàng theo mô hình kim tự tháp hoặc giới thiệu 1 người nào đó tham gia vào hệ thống thành công. Mô hình kinh doanh này yêu cầu tuyển dụng thêm nhiều người hơn nữa để gây quỹ hoạt động cho toàn bộ tổ chức và luôn là mô hình kinh doanh gây tranh cãi từ trước tới nay. Hiện tại xuất hiện những công ty hoạt động theo mô hình này sử dụng bitcoin để vận hành công ty tích lũy doanh thu từ việc sale trực tiếp (direct sale) và phân phối tuyến dưới (downline distribution). Mặt khác, trên thị trường, vẫn có những tổ chức MLM hoạt động kinh doanh hợp pháp và không lừa đảo.

Tuy nhiên,  một tỷ lệ lớn những công ty MLM có liên quan tới Bitcoin, nếu như không muốn nói là tất cả, rất mập mờ trong cách hoạt động của họ. Lừa đảo liên quan tới Bitcoin đồng nghĩa với việc cộng đồng các nhà đầu tư cần phải tiếp tục đấu tranh để vạch trần những tổ chức như vậy. Nhà Kinh tế học người Áo, Jeffrey Tucker tin rằng lừa đảo là một dạng thức của việc tâng bốc quá đà và có dấu hiệu tăng trong thị trường tiền ảo. Tucker giải thích nguyên nhân của vấn đề này rằng:

“Hãy đi sâu hơn vào câu hỏi này: Tại sao những bậc thầy lừa đảo lại bị thu hút bởi Bitcoin? Câu trả lời ở đây là sự tâng bốc. Những bậc thầy lừa đảo là người anh em quỷ dữ của những doanh nhân chân chính. Họ nắm bắt những cơ hội mới. Họ bị hấp dẫn bởi việc đầu tư mạo hiểm phổ biến trong những đám người thông minh. Họ nhận thức sâu sắc điều mà con người tưởng tượng sẽ trở thành điều vĩ đại tiếp theo. Sự quan tâm của họ đến Bitcoin có chiều hướng gia tăng. Tôi sẽ cảm thấy lo lắng hơn về thị trường này nếu như những bậc thầy lừa đảo lại thờ ơ đối với nó.”

Có rất nhiều nguồn đáng tin cậy trên mạng và các bài viết nhận biết của các nhà đầu tư có thể giúp bạn phân biệt được liệu dự án đầu tư tiền ảo này có lừa đảo hay không. Giải pháp an toàn nhất cho nhà đầu tư là mặc định coi những mô hình kinh doanh MLM với những cơ hội đầu tư hưởng lợi “trên trời” liên quan tới Bitcoin không phải là những công ty hợp pháp. Phần lớn những kẻ lừa đảo và việc đầu tư giả mạo khá dễ dàng để nhận biết, mọi người cần phải đề phòng khi bị tiếp cận bởi những cá nhân chèo kéo tiền bạc của bạn trên mạng. Nếu như dự án đầu tư nghe quá khó tin với những lời hứa dẫn trả lãi hàng ngày, hay bạn phải tuyển mộ hàng trăm người để có thu nhập thì chắc chắn nó không nằm trong danh sách những điều đáng quan tâm của bạn.

“Dự án Ponzi” minh bạch?

Tiền ảo biến tướng thành Đa cấp, những rủi ro nhãn tiền ảnh 2MMM Global - tổ chức lừa đảo hoạt đồng theo mô hình MLM  vận hành bằng Bitcoin đứng đầu bởi Sergei Mavrody. (Ảnh: Coinjournal)

Được thành lập vào năm 1990 bởi Sergei Mavrodi, Vyacheslav Mavrodi và Olga Melnikova, nhóm này đã lập nên MMM Global và đặt tên cho nó theo chữ cái đầu của họ. Công ty này được biết tới là một trong những dự án Ponzi lớn nhất thế giới và đã tuyên bố phá sản sau một thời gian ngắn hoạt động vào năm 1997. Nhóm này được cho là đã lấy đi số tiền 10 tỷ USD từ khoảng 5 đến 10 triệu người trong khoảng thời gian này. Và hiện thời, nhóm này đã trở lại và kim tự tháp đa cấp ngày càng trở nên lớn hơn. Lần này chúng sử dụng Bitcoin để vận hành và thành viên của tổ chức này có thể thấy xuất hiện khá nhiều trong cộng đồng tiền điện tử. Người tham gia MMM Global thường thấy xuất hiện ở những forum, chat room, tất cả những nơi online để quảng cáo cho bài đăng tải với hashtag đặc trưng #MMM. 

Kế hoạch Ponzi (Ponzi Scheme) là một hoạt động đầu tư lừa đảo hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao với ít rủi ro. Mô hình này đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư tham gia trước bằng cách mời gọi thêm các nhà đầu tư mới. "Kế hoạch Ponzi" chỉ mang lại lợi nhuận cho những nhà đầu tư đến sớm, cho đến khi nào còn có nhà đầu tư mới tham gia.
"Kế hoạch Ponzi" được đặt theo tên của Charles Ponzi, một kế toán tại Boston, người đầu tiên đưa ra mô hình lừa gạt này năm 1919. Từ một kẻ vô danh và rỗng túi, hắn trở nên nổi tiếng và giàu có toàn nước Mỹ. Ponzi nổi tiếng đến mức "Ponzi scheme" và "Ponzi Finance" có mặt trong giáo trình tất cả các trường đại học ở Mỹ và Ponzi có hẳn 1 website dành cho mình là http://www.mark-knutson.com/. (Nguồn: Saga)
Hệ thống MMM Global hiện tại yêu cầu người sử dụng gia nhập kim tự tháp đa cấp bằng cách trả Bitcoin vào tài khoản của chúng và mua đồng Mavros. Token của Mavro tiếp đó sẽ được nắm giữ bởi người sử dụng để phát triển trong thời gian họ cam kết gắn bó với tổ chức. Tài sản nắm giữ bởi những cá nhân mới gia nhập tăng lên phụ thuộc vào mức độ năng động của họ trên mạng xã hội. Những hoạt động này bao gồm khảo sát, công việc online và thuyết phục người khác tham gia vào mạng lưới. Từ sự quan sát của những thành viên đương nhiệm, họ hứa hẹn rằng người mua đồng Mavros có thể nhận được lãi từ 20% đến 80% một tháng hoặc có thể hơn. Khẩu hiệu của công ty khẳng định “MMM là một cộng động nơi mọi người giúp đỡ lẫn nhau.”

Lãnh đạo của nhóm này không cảm thấy quá xấu hổ về nghề nghiệp này. Sergei Mavrodi tin rằng anh ta có thể gây ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức và chẳng gặp vấn đề gì khi bước chân vào địa hạt Bitcoin. Trong một cuộc phỏng vấn với báo tài chính FTalphaville, nhóm này được gọi là “kế hoạch Ponzi” vô cùng minh bạch. Mavrodi khẳng định trong buổi phỏng vấn rằng, “Tôi không phải là một kẻ lừa đảo”, và tin rằng tổ chức MMM hoàn toàn hợp pháp. Thế nhưng, trớ trêu thay, Mavrodi lại bị bắt giữ vào năm 2003 vì hành vi lừa đảo và bị kết án 4 năm tù giam vào năm 2007.

Cảnh báo từ chính quyền Trung Quốc

Báo cáo mới đây từ Bắc Kinh nói rằng chính phủ Trung Quốc cảnh báo công dân nước họ tránh xa những hoạt động lừa đảo MMM Global. Báo Caixin cho biết thêm thông tin trên được phát biểu bởi một quan chức trong Ngân hàng TW thông qua Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin. Các quan chức tin rằng hoạt động của nhóm này có rủi ro cao bởi tiền được tuồn trái phép qua biên giới. Vị quan chức này cũng cho hay Mavrodi là một tên tội phạm và trang web của hắn không được đăng kí trong nước. Phóng viên báo Caixin dẫn lời cảnh báo:

"Những mô hình vận hành kiểu này đại diện cho rủi ro đầu tư khổng lồ,và dòng vốn của chúng không bền vững, một khi chuỗi vốn đứt, nhà đầu tư sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề."

Hệ sinh thái tiền điện tử hoàn toàn không có mối liên hệ nào với tổ chức này và phản đối sự hoạt động  phi pháp của nó.