Tiềm năng của trí tuệ nhân tạo (AI) trong tương lai

Theo Accenture, trí tuệ nhân tạo (AI) dự kiến sẽ tác động đến 25% chi phí công nghệ trong tương lai và đang nhanh chóng giữ vai trò ngày càng quan trọng trong bộ máy hoạt động của doanh nghiệp.

Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo và công nghệ tự động hóa được tạo nên bởi ba yếu tố. Thứ nhất, đám mây đóng góp một phần lớn vào sức mạnh điện toán và xử lý dựa trên nhu cầu thực tế. Thứ hai, sự tràn dữ liệu, với 90% dữ liệu trên thế giới được tạo ra chỉ trong vòng hai năm trở lại đây, đã mang đến một nguồn thông tin dồi dào cần có để cung cấp năng lượng cho những thuật toán thông minh - yếu tố cấu thành nên trí tuệ nhân tạo và công nghệ tự động hóa.

Cuối cùng, các công cụ trí tuệ nhân tạo mới có thể dễ dàng tích hợp vào bộ máy doanh nghiệp và hoạt động như một động cơ của sự đổi mới và sáng tạo.

Dù trên thị trường đang xuất hiện rất nhiều các ứng dụng tiềm năng, báo cáo của Forrester lại cảnh báo rằng trong năm 2018, 75% các dự án trí tuệ nhân tạo sẽ gây thất vọng do không đáp ứng được những điều kiện thực tế. Trong bối cảnh đó, các công ty nên bắt đầu từ đâu?

Dưới đây là năm lĩnh vực chính mà họ cần quan tâm:

Thu thập giá trị từ dữ liệu: Chúng ta đang sống trong một thế giới sở hữu những dữ liệu rất lớn và thông tin chuyên sâu cần phải được cập nhật liên tục theo thời gian thực. Khi bộ dữ liệu trở nên lớn hơn, các công cụ trí tuệ nhân tạo mới mẻ và tự động hóa sẽ tăng tốc khả năng “mò kim đáy bể” và từ đó đảm bảo thực hiện các hành động cần thiết.

Tái cân bằng cuộc chiến tranh mạng: Một lĩnh vực khác mà con người không thể theo kịp là những thách thức đang ngày càng trầm trọng liên quan đến vấn đề an ninh mạng của doanh nghiệp, bạn chỉ được phép phản ứng trong vòng vài mili giây nếu muốn tạo ra sự khác biệt. Các doanh nhgiệp sẽ phải phụ thuộc vào trí tuệ nhân tạo và công nghệ tự động hóa để tự động hóa các hoạt động phát hiện, ngăn chặn và giải quyết vi phạm an ninh, lỗi hiệu suất và lỗ hổng phần mềm.

Tìm kiếm cách vận hành hiệu quả nhất: Các doanh nghiệp đang gặp áp lực ngày càng lớn trong việc phải cắt giảm thời gian tiếp thị để ưu tiên những dịch vụ và ứng dụng mới. Nền tảng đám mây, dù giúp đơn giản hóa một số bộ phận nhất định, cũng đồng thời tạo ra thêm một chiều kích mới, khiến đội ngũ IT vô cùng khó khăn trong việc tối ưu hóa các hệ thống của doanh nghiệp và ngăn chặn các sự cố nghiêm trọng xảy ra.

Tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh: Khi trí tuệ nhân tạo được tích hợp với các ứng dụng kinh doanh cốt lõi như quản lý hiệu suất nguồn lực doanh nghiệp (ERP), quản lý nguồn nhân lực (HCM), quản lý chuỗi cung ứng (SCM), bán hàng và tiếp thị, quá trình đưa ra quyết định sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn cho mọi chuyên viên trong tổ chức.

Tạo các cuộc hội thoại với chức năng chat: Cuối cùng, như trong ví dụ với Bajaj Electricals, một lĩnh vực mà trí tuệ nhân tạo có lợi thế là chatbot, đặc biệt là khi trải nghiệm khách hàng ngày càng được đề cao và dự kiến sẽ trở thành một “cuộc chiến” vô cùng cạnh tranh trong năm 2018.

Theo PLO

http://kynguyenso.plo.vn/ky-nguyen-so/nhip-cong-nghe/tiem-nang-cua-tri-tue-nhan-tao-ai-trong-tuong-lai-763451.html