|
Hình minh họa |
Theo báo cáo về chỉ số kinh tế online của Google và công ty đầu tư Singapore, Temasek Holdings, Đông Nam Á hiện là nền kinh tế Internet lớn thứ ba thế giới.
Internet đã gây ra một cơn bão thực sự tại khu vực Đông Nam Á kể từ khi nó xuất hiện. Và theo dự đoán của hai công ty trên, kỹ thuật số sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khu vực và sớm đưa Đông Nam Á trở thành nền kinh tế trị giá tới 200 tỷ USD vào năm 2025.
Sở hữu lợi thế với nguồn nhân lực tài năng, khách hàng và vốn, giá trị nền kinh tế online Đông Nam Á dự kiến sẽ đạt 50 tỷ USD nhờ sức mua lớn từ thương mại điện tử và du lịch trực tuyến.
Báo cáo của Google và Temasek xây dựng dựa trên thành công của ấn bản ra mắt hồi năm 2015. Và những con số năm nay một lần nữa khiến nhiều nhà phân tích thêm phần tự tin về triển vọng của thị trường tiềm năng này.
Nhân khẩu học Internet tại Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu to lớn trong giai đoạn 5 năm từ 2015 tới 2020. Với tốc độ tăng trưởng 14% hiện nay cũng đồng nghĩa, Đông Nam Á sẽ sớm vượt Trung Quốc và Mỹ trong tương lai gần. Trong số 11 quốc gia Đông Nam Á, Indonesia đã trở thành thị trường phát triển nhanh nhất trong khu vực với tốc độ tăng trưởng Internet 19%.
Trung bình người dân Đông Nam Á dành khoảng 3,6 giờ trên Internet mỗi ngày. Con số này cao hơn mức trung bình ở Nhật Bản (1 giờ), Mỹ (2 giờ) và Anh (1,8 giờ). Trong đó, người dân dành trung bình 140 phút hàng tháng để tìm kiếm thông tin trên Google. Con số này ở Mỹ chỉ là 80 phút.
Thương mại điện tử được dự báo sẽ tiếp tục có những bước tăng trưởng đột phá
Đa số thời gian trong đó, người dân dành cho mua sắm trực tuyến. Người Đông Nam Á dành "gấp 2 lần" thời gian mua sắm trực tuyến so với người Mỹ. Nhờ vậy, các trang thương mại điện từ như Tokada Media của Indonesia hay Lazada của Singapore đã có cơ hội phát triển thành công.
Thương mại điện tử vẫn là miếng bánh Internet lớn nhất với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 41%, đạt 10 tỷ USD vào năm 2017, nhiều hơn 5,5 tỷ USD so với năm ngoái. Tuy nhiên đây chỉ là những con số thống kê sơ lược và điều này cũng đồng nghĩa, doanh số bán hàng qua các kênh mua sắm trực tuyến thậm chí khó có thể thống kê hết được.
Khi cơ sở hạ tầng thanh toán không dây và tiền tệ liên tục được cải thiện, lẽ dĩ nhiên, phân khúc Internet này trở thành miếng bánh sinh lời to lớn. Theo dự đoán, giá trị thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á sẽ vượt mức 88,1 tỷ USD vào năm 2025.
Lazada (nay thuộc về Alibaba) hiện là một trong những trang thương mại điện tử uy tín hàng đầu ở Đông Nam Á, sánh ngang với Amazon tại Mỹ
Theo Techwire Asia, Internet cũng đóng góp lớn vào sự phát triển của ngành công nghiệp du lịch trực tuyến tại Đông Nam Á. Ngành kinh doanh lữ hành trực tuyến dự kiến vẫn sẽ là phân khúc chi mạnh tay nhất cho các phương thức giao dịch kỹ thuật số. Đông Nam Á hiện có 641 triệu người tiêu dùng và 51% trong số đó là người dùng Internet hàng tháng.
Năm 2017 chứng kiến doanh số du lịch trực tuyến đạt 26,6 tỷ USD nhờ hoạt động đặt vé máy bay và đặt khách sạn trực tuyến nở rộ tại nhiều quốc gia Đông Nam Á. Nổi bật trong đó là ứng dụng đặt vé du lịch, khách sạn Travelkola.
Phân khúc này được dự báo có tốc độ phát triển tăng gấp 4 lần vào năm 2025 với trị giá lên tới 90 tỷ USD.
Thị trường gọi xe trực tuyến thông qua ứng dụng di động cũng đang nở rộ tại các quốc gia Đông Nam Á. Trong năm 2017 đã có hơn 6 triệu lượt xe đặt qua các ứng dụng di động mỗi ngày. Giá trị thị trường của phân khúc này đã tăng gấp 4 lần kể từ năm 2015 và sẽ đạt 20,1 tỷ USD vào năm 2025.
Thị trường Internet tại Đông Nam Á đang tăng trưởng mạnh với lượng người dùng dự báo sẽ tiệm cận 330 triệu người, tính tới cuối năm 2017, tăng thêm 70 triệu người so với năm 2015. Trang TechCrunch dự báo, lượng người dùng Internet tại khu vực này sẽ sớm đạt 480 triệu người vào năm 2020, và chiếm tới 90% trong đó là người dùng Internet qua di động.
Đây là một thị trường tiềm năng và sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
http://vnreview.vn/tin-tuc-kinh-doanh/-/view_content/content/2356117/thuong-mai-online-o-dong-nam-a-dang-tang-truong-dien-cuong