Thực hư thông tin Trung Quốc thuyết phục ông Putin không sử dụng vũ khí hạt nhân

0:00 / 0:00
0:00
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam

Còn hơn chục ngày nữa, chính quyền Biden sẽ kết thúc, Ngoại trưởng Antony Blinken cũng chuẩn bị nghỉ hưu. Theo thông lệ, khi nước Mỹ chuyển giao quyền lực, một số tin tức sẽ được bất ngờ tiết lộ.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng Trung Quốc đã thuyết phục ông Putin không sử dụng bom hạt nhân. Ảnh: NetEasy.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng Trung Quốc đã thuyết phục ông Putin không sử dụng bom hạt nhân. Ảnh: NetEasy.

Theo Thông tấn xã Nga Sputnik ngày 4/1, Ngoại trưởng Mỹ sắp mãn nhiệm Blinken một lần nữa nói về vấn đề liên quan đến việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân. Ông cho rằng mặc dù Điện Kremlin nhiều lần tuyên bố không có kế hoạch như vậy nhưng Washington vẫn lo lắng về vấn đề này và Trung Quốc dường như đã có tác dụng ngăn chặn Tổng thống Putin nhấn nút hạt nhân.

Tuyên bố đáng kinh ngạc

Về vấn đề liệu Nga có ý định sử dụng vũ khí hạt nhân hay không, trong cuộc phỏng vấn với báo Anh Financial Times, ông Blinken đã đưa ra một số thông tin. Ông nói: "Mặc dù khả năng tăng từ 5% lên 15% thì cũng là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng". Bởi vậy Washington cảm thấy “cực kỳ lo ngại” về việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Việc Mỹ lo lắng về việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến Nga-Ukraine không còn là điều bí mật. Trước đây, Mỹ đã nhiều lần nói vấn đề này và phản ứng của Nga thường cứng rắn hơn khi đáp trả, cả hai bên đều không khoan nhượng.

Tại Hội nghị An ninh Munich năm ngoái, Mỹ đã thổi phồng “việc Nga triển khai vũ khí hạt nhân trong không gian”. Điện Kremlin thẳng thừng phủ nhận tuyên bố này, nhưng Mỹ vẫn kiên trì sử dụng chủ đề này trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc và Ấn Độ. Ông Blinken tiết lộ rằng ông đề nghị hai nước gây áp lực nhất định lên Nga để ngăn chặn việc triển khai vũ khí hạt nhân trong không gian.

Truyen thong My thoi phong.png
Truyền thông Mỹ thổi phồng về Nga triển khai vũ khí hạt nhân trong không gian.
Ảnh: Ifeng.

“Trung Quốc có thể đã đóng vai trò ngăn chặn trong vấn đề này”, ông Blinken đã đề cập trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Mỹ và Nga gần như đã cắt đứt mọi kênh liên lạc ngoại giao chính thức với nhau vì cuộc chiến tranh Nga-Ukraine. Trong khi Ấn Độ và Trung Quốc vẫn duy trì các kênh liên lạc thông suốt với Điện Kremlin.

Trên thực tế, bất kể tuyên bố của ông Blinken có đúng hay không, Nga thực sự đã tăng cường chuẩn bị vũ khí chiến lược. Vào ngày 19/11/2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức ký một mệnh lệnh phê chuẩn phiên bản mới của học thuyết hạt nhân.

Văn bản này nêu rõ các nguyên tắc cơ bản của Nga trong việc sử dụng vũ khí hạt nhân: việc sử dụng vũ khí hạt nhân là một biện pháp cực đoan để bảo vệ sức mạnh quốc gia và Nga sẽ không dễ dàng sử dụng vũ khí hạt nhân. Liên bang Nga không đe dọa bất kỳ quốc gia nào khác nhưng sẽ không bỏ qua bất kỳ hành động nào có thể gây nguy hiểm cho lợi ích quốc gia của mình.

Ong Putin.png
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: NetEasy.

Phía sau tiết lộ của ông Blinken

Tuyên bố của Blinken về “Nga triển khai vũ khí hạt nhân trong không gian” thực sự không thể đứng vững nếu thông qua phân tích tính hợp lý.

Thứ nhất, Nga hiện đã có hệ thống vũ khí hạt nhân hoàn chỉnh gồm cả bộ ba trên biển, trên bộ và trên không nên không cần phải bổ sung. Hiện tại, phương tiện mang vũ khí hạt nhân trên không là máy bay ném bom chiến lược Tu-160; trên bộ là tên lửa liên lục địa Topol, Yars và Sarmat; trên biển là tàu ngầm hạt nhân chiến lược Project 955 lớp Borei, cùng với 4.000 đầu đạn hạt nhân.

Thứ hai là chi tiêu quân sự hiện tại của Nga đang eo hẹp và nền kinh tế đang gặp khó khăn, không thể chi thêm bất kỳ khoản tiền nào cho lĩnh vực hàng không vũ trụ chứ đừng nói đến việc đưa vũ khí hạt nhân vào không gian.

Blinken gap Jaishanka.png
Ông Blinken gặp Ngoại trưởng Ấn Độ Jaishanka bên lề Hội nghị an ninh Munich.
 Ảnh: Ifeng.

Vậy vấn đề đặt ra là tại sao Mỹ vẫn thổi phồng chuyện này? Nguyên nhân sâu xa vẫn là viện trợ chi tiêu quân sự cho Ukraine.

Trước sự việc này, đã có những bất đồng giữa Hạ viện và Thượng viện Mỹ về việc có nên tiếp tục viện trợ cho Ukraine hay không, ông Mike Johnson, Chủ tịch Đảng Cộng hòa tại Hạ viện, đã bày tỏ rõ ràng sự phản đối và từ chối ký vào dự luật viện trợ trị giá 95 tỷ USD của chính quyền Biden.

Có thông tin cho rằng 60 tỷ USD trong dự luật sẽ được cung cấp cho Ukraine. Ông Mike Johnson và các đảng viên Cộng hòa cho rằng số tiền này đã được chi không đúng chỗ và nên được sử dụng để hạn chế sự gia tăng của tình trạng nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ, vì vậy dự luật viện trợ Ukraine này đã bị gác lại.

Sau vụ việc này, Dân biểu Michael Turner đã bày tỏ yêu cầu chính quyền Joe Biden dỡ bỏ lệnh cấm các thông tin tình báo “gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ”. Do đó, thông tin về việc "Nga triển khai vũ khí hạt nhân trong không gian" bắt đầu lan truyền, sau đó ông Blinken đưa ra đề xuất liên quan với ngoại trưởng Trung Quốc và Ấn Độ tại Hội nghị An ninh Munich.

My vien tro Ukraine.png
Ý đồ thực sự của Nhà Trắng cường điệu Nga triển khai vũ khí hạt nhân trong không gian nhằm gây áp lực để Quốc hội thông qua dự luật viện trợ quân sự cho Ukraine. Ảnh: NetEasy.

Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby cũng nhấn mạnh "Nga đã sở hữu một loại vũ khí chống vệ tinh đáng lo ngại" đe dọa đến an ninh quốc gia của Mỹ.

Tờ New York Times cũng dẫn tin cho biết chương trình của Nga vẫn đang trong giai đoạn phát triển, vũ khí hạt nhân chưa được đưa vào quỹ đạo không gian.

Sự cường điệu về cái gọi là "vũ khí hạt nhân không gian của Nga" thực ra là "cái cớ" để Nhà Trắng gây áp lực lên Quốc hội, nhằm thúc đẩy việc thông qua dự luật viện trợ Ukraine, còn việc liệu Nga có đưa vũ khí hạt nhân vào không gian hay không, điều này không quan trọng.

Theo NetEasy, QQnews