Cụm camera kép trên V20 sử dụng cảm biến lấy nét laser, tích hợp chống rung quang học OIS, hỗ trợ đèn Flash LED dual tone. Giao diện chụp ảnh của LG V20 khá quen thuộc, đó là sự pha trộn của G5 và V10. Có thể chọn chế độ chụp tự động, chỉnh tay ở màn hình phụ (G5 không có). Trong khi đó, việc chuyển đổi qua lại giữa 2 camera 75º thành 135º tương tự như trên G5.
Trong điều kiện đủ sáng thì đa số ảnh chụp từ camera chính của V20 đều đạt chất lượng khá, với độ chi tiết cao và màu sắc tươi sáng, trung thực. Khi bị thiếu sáng, camera chính của V20 vẫn làm việc khá tốt nhờ thuật toán xử lý (ở chế độ Auto) kiểm soát hiệu quả hiện tượng nhiễu hạt, giúp ảnh sáng mịn và giữ lại tương đối đủ chi tiết. Thậm chí, camera chính của V20 còn có khả năng bắt nét đối tượng chụp trong ánh sáng rất yếu, nhưng lúc này thì chất lượng kiểm soát nhiễu hạt và chi tiết không còn hiệu quả.
Với camera góc rộng sử dụng ống kính 135º và cảm biến 8MP, ảnh của LG V20 sẽ bị méo ở phần rìa khung hình và độ chi tiết thấp hơn so với camera chính. Ứng dụng chụp ảnh gốc của LG cũng chưa có khả năng tự nhận biết bối cảnh chụp để chuyển giữa 2 camera nên người dùng phải chuyển đổi thủ công. Ngoài ra, V20 cần khoảng 1 giây để chuyển giữa 2 camera, dễ bỏ lỡ khoảnh khắc lướt qua trước ống kính. Chính vì vậy, khi cài đặt, tốt nhất là người dùng chọn mặc định sử dụng camera chính và chỉ tự chuyển sang camera phụ khi cần góc chụp rộng (rồi trả lại cài đặt ban đầu ngay cho đỡ quên).
Trong trải nghiệm nhanh đa số các bức ảnh được ghi lại bởi camera chính 16MP, chỉ một vài bức toàn cảnh được chụp bởi camera góc rộng.
* Ảnh đã resize
Camera chính 16MP góc 75º.
Camera phụ 8MP góc 135º.
Camera chính 16MP góc 75º chế độ Auto.
Camera phụ 8MP góc 135º, chế độ Auto.
Chụp đêm toàn cảnh, 8MP.
Chụp đêm toàn cảnh, 16MP.
Closeup thiếu sáng, 8MP.
Closeup thiếu sáng, 16MP.
Trong bối cảnh rất thiếu sáng, máy vẫn lấy nét được nhưng ảnh mất chi tiết và bị nhiễu.
Closeup đủ sáng, 16MP.
Theo Nghe nhìn VN