"Đã thông qua quyết định không cho phép Đại sứ Hà Lan, hiện đang nghỉ phép, vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, cho đến khi nhu cầu của chúng tôi được đáp ứng," – Kurtulmush tuyên bố. Ông cũng lưu ý rằng, Chính phủ đã đề nghị với Quốc hội giải tán nhóm hữu nghị liên nghị viện với Hà Lan.
Phó Thủ tướng nhắc lại, trong công hàm gửi tới Đại sứ quán Hà Lan đã nêu ra sự cần thiết phải xin lỗi vì sự cố ngăn chặn Bộ trưởng Bộ Gia đình và Chính sách xã hội Fatma Betul Kaya Saillant ở Rotterdam và sau đó trục xuất bà vào Đức.
"Cuộc khủng hoảng xảy ra không phải do lỗi của Thổ Nhĩ Kỳ, và chúng tôi không phải xin lỗi . Hành động đó là không thể chấp nhận. Đó là một sự thô lỗ, không phù hợp với các tiêu chí về dân chủ và nhân quyền ". Ông Kurtulmush nói thêm.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan
Các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ giới hạn bằng hành động từ chối Đại sứ Hà Lan nhập cảnh vào Ankara mà còn quyết định dừng tất cả các cuộc tiếp xúc cấp cao với Hà Lan. Hủy bỏ các hoạt động song phương, các cuộc gặp cấp bộ trưởng. "Chúng tôi sẽ cấm tất cả các chuyến bay chở những nhà ngoại giao Hà Lan đến đất nước mình. Chúng tôi bảo vệ lòng tự hào dân tộc của mình. Hà Lan mới là bên thiệt thòi hơn. Chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc không đem lại lợi ích gì” – Ông Kurtulmush nhấn mạnh.
Trước đó, Bộ trưởng Phụ trách các vấn đề Liên minh Châu Âu Omer Celik đã thông báo lệnh cấm vận đối với công dân Hà Lan liên quan đến các hành động của chính quyền nước này. Ngoài ra, Ankara đã gửi hai công hàm phản đối “liên quan đến sự hạn chế các bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ và cách đối xử tệ đối với các thành viên của cộng đồng người Thổ tại Hà Lan”.
Căng thẳng ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan bùng phát sau khi chính quyền Hà Lan, do lo ngại vấn đề an ninh, đã quyết định cấm các chính trị gia Thổ đến phát biểu tại nước này kêu gọi ủng hộ cải cách Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 11/3, chính quyền Hà Lan đã cấm máy bay chở Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mavlyut Chavusoglu hạ cánh xuống sân bay Rotterdam.