Thiết bị cảm biến không dây mới phù hợp với làn da trẻ sinh non

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát minh ra các thiết bị cảm biến không dây bằng silicon, siêu mỏng, nhẹ, được gắn vào chân và ngực trẻ bởi một chất keo dạng nước phù hợp với làn da mỏng của trẻ sinh non.

Những thiết bị này có kích thước nhỏ, dài khoảng 2cm và 5cm. (Nguồn: sciencenews.org)

Các nhà khoa học và kỹ sư Mỹ vừa chế tạo một thiết bị cảm biến siêu nhẹ vừa hỗ trợ chăm sóc trong phòng chăm sóc đặc biệt, vừa làm tan sự lo lắng các bậc phụ huynh mỗi khi nhìn thấy con mình bị quấn quanh nhiều ống hỗ trợ.

Thông thường, tại phòng chăm sóc đặc biệt, mỗi trẻ sinh thiếu tháng sẽ được hỗ trợ bởi năm thiết bị cảm biến và điện cực để theo dõi nhịp tim, sự hô hấp, nhiệt độ và khí O2 trong máu. Với hàng loạt thiết bị đeo trên cơ thể trẻ, nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng cho làn da yếu ớt và mỏng manh của con mình.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát minh ra các không dây bằng silicon, siêu mỏng và nhẹ được gắn vào chân và ngực trẻ bởi một chất keo dạng nước phù hợp với làn da mỏng của trẻ sinh non. Những thiết bị này có kích thước nhỏ, dài khoảng 2cm và 5cm.

Điểm đặc biệt của các thiết bị này là không sử dụng pin và hoạt động nhờ một ăngten nhỏ xíu được đặt bên dưới lồng ấp. Chính ăngten này cũng sẽ truyền tải dữ liệu đến một máy phát đặt dưới lồng ấp của trẻ. Nhờ đó, bác sỹ và các điều dưỡng vẫn có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ.

Các nhà nghiên cứu đã so sánh độ chính xác của dữ liệu được truyền về từ hệ thống theo dõi thông thường với hệ thống cảm biến mới của 80 trẻ sinh non. Kết quả cho thấy dữ liệu của cả hai đều trùng khớp và chuẩn xác.

Theo giáo sư John Rogers - Giám đốc Trung tâm điện tử học kết hợp sinh học của Đại học Northwestern, do sức khỏe yếu, trẻ sinh non cần sự hỗ trợ đặc biệt của các thiết bị theo dõi, song việc đeo nhiều dây trên cơ thể sẽ làm tổn thương mỏng của trẻ. Ông cho biết thêm nhóm nghiên cứu đã bắt đầu làm việc với các tại bệnh viện nhi Lurie Children ở Chicago, Mỹ để tìm ra hướng đi mới hỗ trợ chăm sóc trẻ thiếu tháng từ năm 2016.

Thông thường, những trẻ được sinh ra sau 24 tuần tuổi có làn da mỏng kém 40% so với những trẻ sinh đầy tháng. Do vậy, việc gắn nhiều thiết bị theo dõi lên cơ thể trẻ với chất keo hiện nay sẽ để lại sẹo trên cơ thể trẻ nhỏ. Thiết bị cảm biến mới của các nhà khoa học trên đã giải quyết được vấn đề này.

Hiện hệ thống cảm biến mới đang được thử nghiệm tại Chicago và dự kiến sẽ được phân phát cho một chương trình thử nghiệm ở Zambia vào tháng Tư tới./.

Theo TTXVN/Vietnam+

http://www.vietnamplus.vn/thiet-bi-cam-bien-khong-day-moi-phu-hop-voi-lan-da-tre-sinh-non/555634.vnp