Thị trường smartphone của Huawei sụt giảm trong bối cảnh lệnh cấm vận của Mỹ

VietTimes – Mảng kinh doanh điện thoại thông minh của Huawei đang mất dần vị thế ở châu Âu, một trong những thị trường chiến lược quan trọng của công ty viễn thông Trung Quốc.
Ảnh: SCMP
Thị trường điện thoai thông minh của Huawei ở châu Âu đã sụt giảm đáng kể sau lệnh cấm vận của Mỹ. Ảnh: SCMP

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump dường như đã tìm thấy một vũ khí mạnh mẽ trong chiến dịch chống lại Huawei: thị trường người tiêu dùng châu Âu.


Mỹ đã dành nhiều thời gian để kêu gọi các đồng minh tẩy chay Huawei khỏi cuộc đua xây dựng mạng 5G. Chưa đầy ba tuần kể từ khi Tổng thống Donald Trump ban bố lệnh cấm vận, việc kinh dooanh điện thoại thông minh của Huawei ở thị trường châu Âu có dấu hiệu ngày càng giảm sút.

Sau lệnh cấm, nhiều công ty công nghệ lớn đã tuyên bố ngừng hợp tác với công ty viễn thông Trung Quốc trong đó điển hình có Google, nhà thiết kế chip ARM,… Người tiêu dùng lo ngại rằng điện thoại Huawei sẽ nhanh chóng trở nên lỗi thời nếu mất quyền truy cập và sử dụng một số ứng dụng quan trọng, ông Ben Stanton, nhà phân tích tại Canalys của Anh cho biết. Điều này bắt nguồn từ nỗi lo lắng điện thoại thông minh do Huawei sản xuất có thể bị mất nhiều tính năng, không an toàn, mất hỗ trợ thậm chí mất đi giá trị hữu hình.

Tại Pháp, doanh số bán smartphone cao cấp của Huawei đã giảm khoảng 20% trong tuần sau khi Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đưa Huawei vào danh sách đen thương mại. Ở Anh, các cửa hàng điện thoại cũng bắt đầu loại Mate 20 X 5G của Huawei ra khỏi các sản phẩm sắp ra mắt của họ.

Sự thờ ơ của người dùng có thể khiến các sản phẩm của Huawei bị mất giá. Châu Âu là miền đất hứa của chốn thượng lưu, đây là nơi người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền cho các mẫu sản phẩm đắt đỏ nhất. Vì thế, đây cũng là thị trường tiềm năng nhất giữ vị trí chiến lược quan trọng đối với Huawei.

Việc điện thoại Huawei có thể sẽ mất quyền truy cập vào hệ điều hành Android vá các ứng dụng chính sau ngay 19/8/2019 khi thời gian ra hạn 90 ngày kết thúc theo lệnh cấm của chính phủ Mỹ khiến nhiều người dùng không thể không lo lắng. Huawei nói rằng họ đã chuẩn bị sẵn sàng cho kế hoạch B với việc tự xây dựng một hệ điều hành mới của riêng mình trong trường hợp không được sử dụng Android nữa. Theo Huawei, kế hoạch B vẫn đang được phát triển.

Huawei bán khoảng một nửa điện thoại thông minh của mình tại Trung Quốc, theo Canalys. Nhưng để công ty phát triển trên quy mô toàn cầu, nó cần xây dựng được một chỗ đứng vững chắc ở các thị trường tiềm năng ngoài Trung Quốc như châu Âu.

Daniel Gleeson, một nhà phân tích của Ovum cho biết doanh số bán hàng tại Trung Quốc của Huawei cũng đang chững lại và hiện tại, sản phẩm của công ty viễn thông Trung Quốc vắng mặt ở thị trường Mỹ. Các thị trường ở châu Âu, Trung Đông và châu Phi ngày càng quan trọng đối với sự tăng trưởng của Huawei.

Huawei gia nhập thị trường điện thoại thông minh ở châu Á với các sản phẩm tầm trung có camera ấn tượng và màn hình lớn và một mức giá thấp hơn các đối thủ Apple hay Samsung. Hãng bắt đầu xây dựng các sản phẩm cao cấp hơn để phục vụ thị trường châu Âu. Ngày nay, các mẫu điện thoại thông minh cao cấp của Apple có mức giá hơn 1000 USD.

Huawei đã nhanh chóng giành được thị phần điện thoại thông minh trên toàn cầu. Ông lớn công nghệ Trung Quốc đã kiểm soát 15,7% thị trường điện thoại thông minh trong quý đầu tiên của năm 2019, tang 10,5% so với quý trước. Trong khi đó, Samsung và Apple đều chứng kiến sự sụt giảm trong cùng kỳ.

Lệnh hạn chế xuất khẩu của Mỹ có thể khiến Huawei gặp khó khăn trong việc duy trì sự tăng trưởng. Samsung, đối thủ hàng đầu của Huawei và một số nhà sản xuất điện thoại thông minh khác sẽ trở thành “ngư ông đắc lợi” từ lệnh cấm vận Huawei của Mỹ.

Theo SCMP