Năm 2017, có hai loại rủi ro được đưa lên cấp độ đặc biệt nguy hiểm: ảnh hưởng tiềm tàng của vũ khí sát thương quy mô lớn (hủy diệt hàng loạt) và khả năng thảm họa môi trường lớn tăng mạnh.
Trên thế giới hiện nay, đối với những vấn đề như chủ nghĩa khủng bố, chiến tranh và khủng hoảng người tị nạn, Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit), chủ nghĩa dân túy…, các nhà quyết sách trên chính trường thế giới cần phải lập tức có các biện pháp chung để làm giảm những khó khăn và tính chất không xác định trong 10 năm tới.
Đây là kết luận được rút ra từ “Báo cáo rủi ro toàn cầu năm 2017” của Diễn đàn kinh tế thế giới. 750 chuyên gia đã tiến hành đánh giá đối với 30 rủi ro toàn cầu và 13 xu thế tiềm tàng.
“Đối với cộng đồng quốc tế, năm 2017 là một điểm chuyển ngoặt rất quan trọng”, người sáng lập Diễn đàn kinh tế thế giới Klaus Schwaab nói trong lời mở đầu của báo cáo.
Có 2 loại rủi ro được đưa lên cấp độ đặc biệt nguy hiểm: Ảnh hưởng tiềm tàng của vũ khí hủy diệt hàng loạt và khả năng thảm họa môi trường quan trọng tăng lớn.
Trong báo cáo năm 2014, vũ khí hủy diệt hàng loạt được xác định là mối đe dọa lớn thứ ba, còn năm 2017 đã được đặt lên vị trí đầu tiên.
Nhìn vào khả năng xuất hiện, thời tiết cực đoan trở thành yếu tố rủi ro lớn nhất của năm 2017. Theo sát phía sau là làn sóng người tị nạn (hậu quả của các cuộc chiến tranh khu vực như ở Trung Đông), thảm họa tự nhiên và tấn công khủng bố.
Trong báo cáo cũng lần đầu tiên đã xuất hiện rủi ro “đánh cắp mạng quy mô lớn”. Trong điều tra năm 2014, chuyên gia đã dự báo rủi ro “tấn công mạng”, điểm này gần đây đã được “xác nhận” trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ (Mỹ tố Nga tấn công mạng).
Rủi ro lớn nhất đối với các doanh nghiệp và hoạt động làm ăn kinh doanh của họ trên thế giới là thất nghiệp và thiếu việc làm. Kết luận này được rút ra căn cứ vào ý kiến của 15.000 lãnh đạo doanh nghiệp được hỏi đến từ 141 quốc gia. Xếp thứ hai là sự tác động của giá dầu và năng lượng, thứ ba là khủng hoảng chính sách tài chính và thu thuế.
Ngoài ra, tổng cộng có 12 công nghệ quan trọng đang phát triển được cho là đặc biệt quan trọng: in 3D, vật liệu pha nano (nanophase materials), trí tuệ nhân tạo và công nghệ người máy, công nghệ sinh học, phát điện và tích điện, tiền ảo (chẳng hạn Bitcoin của Anh), địa kỹ thuật (geotechnology), mạng lưới vạn vật kết nối Internet (Internet of Things), công nghệ thần kinh (công nghệ đọc ý nghĩ/neurotechnology), công nghệ máy tính mới, công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệ tương tác thực tế (AR) và công nghệ thực tế ảo (VR).
Chuyên gia cho rằng công nghệ người máy và trí tuệ nhân tạo có thể có ưu thế tiềm tàng lớn nhất. Nhưng, nhu cầu tăng cường giám sát trên phương diện này cũng lớn nhất.
Nội dung báo cáo cho rằng đối với mọi người tốc độ toàn cầu hóa đã quá nhanh: sự thay đổi của xã hội không theo kịp bước chân của thay đổi công nghệ.
Ở phương Tây, sự thay đổi xã hội và kinh tế mấy chục năm gần đây dẫn tới khoảng cách giữa các thế hệ con người nới rộng. Mô hình truyền thống bị ảnh hưởng. Kết quả là: sự ủng hộ đối với các chính đảng truyền thống giảm đi, các chính đảng theo chủ nghĩa dân túy trở nên thịnh hành.
Ngoài ra, theo tờ Daily Telegraph Anh ngày 11 tháng 1, Diễn đàn kinh tế thế giới công bố báo cáo thường niên trước khi tổ chức hội nghị thường niên ở Davos vào tuần tới, đánh giá các rủi ro to lớn của kinh tế thế giới trong 10 năm tới. Dưới đây là 5 thách thức lớn nhất:
Nâng cao tăng trưởng toàn cầu
Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã hơn 8 năm, nhưng tăng trưởng kinh tế thế giới vẫn thiếu lực, thái độ bất mãn của con người tăng cao.
Diễn đàn kinh tế thế giới cho rằng: “Rất nhiều nước” rơi sâu vào một “nỗi chán nản về kinh tế”, từ đó sinh ra “thái độ chống chính phủ, trào lưu chủ nghĩa dân túy và tư tưởng chống toàn cầu hóa”, mặc dù toàn cầu hiện nay ở trong “giai đoạn hòa bình và thịnh vượng chưa từng có”.
Báo cáo nhấn mạnh, nâng cao tăng trưởng kinh tế chỉ có thể giải quyết một phần vấn đề, hàn gắn “vết nứt ngày càng sâu của kinh tế chính trị chúng ta” cũng rất quan trọng.
Sự phiền phức của phát triển công nghệ
Sự thay đổi của công nghệ thay đổi từng ngày, đã dẫn tới lo ngại của con người đối với tương lai của thị trường lao động và mối đe dọa mạng.
Có chuyên gia cho rằng rủi ro mạng năm 2016 được xác định là rủi ro lớn nhất của Bắc Mỹ, trong khi đó năm 2017 các nước như Đức, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Singapore, Malaysia và Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) cũng xác định nó là mối đe dọa hàng đầu.
Khả năng hội tụ xã hội
Chủ nghĩa dân túy rất có thể trở thành một vấn đề chung của Diễn đàn năm nay. “Phân hóa hai cực ngày càng nghiêm trọng” được Diễn đàn kinh tế thế giới coi là xu thế quan trọng lớn thứ ba trong 10 năm tới.
Diễn đàn cho rằng “sự thay đổi nhanh chóng của kinh tế xã hội trong vài chục năm qua” đã nới rộng khoảng cách về quan niệm giá trị, đã phá hoại mô hình quan hệ họ hàng truyền thống và khu dân cư và đã làm xói mòn nền tảng ủng hộ của các chính đảng chủ yếu.
Mối đe dọa địa - chính trị
Diễn đàn kinh tế thế giới cho biết hiện nay đã xuất hiện “dấu hiệu ý thức hợp tác toàn cầu từng bước giảm đi” và cảnh cáo từ bỏ sự tin cậy lẫn nhau và sự tôn trọng đối với các quy tắc chung của quốc tế là đi một con đường nguy hiểm.
Biến đổi khí hậu
Báo cáo năm nay đã là m nổi bật các rủi ro liên quan đến môi trường, so với trước đây, mỗi rủi ro được đưa ra một khi xảy ra đều có khả năng gây ra những hậu quả mang tính thảm họa.