Thảm họa COVID-19 ở Ấn Độ đang lặp lại ở nước láng giềng Nepal

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes - Nepal đã trở thành khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do COVID-19 ở Ấn Độ với số ca nhiễm liên tục đạt kỷ lục mới. Lò hỏa táng quá tải, quân đội đã phải lập các lò thiêu tạm thời, nổi lửa cả ngày lẫn đêm.
Các lò thiêu tạm thời do quân đội vận hành nổi lửa suốt ngày đêm (Ảnh: AP).
Các lò thiêu tạm thời do quân đội vận hành nổi lửa suốt ngày đêm (Ảnh: AP).

Theo trang tin của Nepal Online Khabar, từ ngày 3/5, quân đội Nepal bắt đầu vận chuyển củi để thiêu xác các bệnh nhân xấu số trên bờ sông Bagmati nằm bên bên ngoài ngôi đền Pashupatinath (còn được gọi là đền Thiêu Xác).

Huy động quân đội vận hành các lò thiêu tạm thời

Cách đây vài ngày, chính quyền địa phương vẫn tiến hành hỏa táng thi hài các nạn nhân COVID-19 ở thủ đô Kathmandu tại lò hỏa táng. Tuy nhiên, do số lượng người chết tại địa phương bắt đầu tăng mạnh trong thời gian gần đây và số lượng thi thể được hỏa táng vượt quá sức chứa tối đa của lò hỏa táng, nên quân đội đã được giao nhiệm vụ bắt đầu lập các lò hỏa táng ngoài trời trên bờ sông Bagmati.

Quân đội đi thu gom các nạn nhân chết vì COVID-19 mang đi thiêu (Ảnh: AP).

Quân đội đi thu gom các nạn nhân chết vì COVID-19 mang đi thiêu (Ảnh: AP).

Đội phản ứng chống dịch của Bộ Nội vụ Nepal ngày 4/5 đã quyết định trước tình hình này, chính phủ sẽ tìm kiếm một địa điểm hỏa táng mới ở Kathmandu.

Bộ Y tế và Dân số Nepal công bố thống kê mới nhất vào chiều ngày 6/5 theo giờ địa phương, trong 24 giờ qua, tại quốc gia gần 30 triệu dân này đã có thêm 8.970 ca nhiễm bệnh mới được xác nhận, đưa tổng số người bị COVID-19 lên 368.580 trường hợp, 54 ca tử vong mới, đưa số người chết lên tổng cộng 3.529. Số trường hợp bị nhiễm được xác nhận đã phá vỡ kỷ lục của ngày hôm trước (5/5) là 8.659 ca. Vào ngày 5 tháng 5, có 58 ca tử vong mới, lập kỷ lục về số người chết do COVID-19 cao nhất trong một ngày kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở Nepal.

Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (International Federation of Red Cross and Red Crescent Societies) ngày 5/5 ra thông báo: dịch bệnh ở Ấn Độ đã lan sang Nam Á và Nepal trở thành khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong số những người được xét nghiệm, có tới 44 % cho kết quả dương tính. Hiện mới có 1% dân số Nepal đã hoàn thành tiêm hai liều vắc-xin; 7,3% dân số đã được tiêm một liều.

Vận chuyển củi đến bãi thiêu tạm thời (Ảnh: AP).

Vận chuyển củi đến bãi thiêu tạm thời (Ảnh: AP).

Chủ tịch Hiệp hội Chữ thập đỏ Nepal, Netra Prasad Timsina, nói: "Nếu chúng tôi không thể kiểm soát được làn sóng dịch bệnh mới, những gì đang xảy ra ở Ấn Độ bây giờ sẽ trở thành một dự báo khủng khiếp cho tương lai của Nepal. Nepal cũng có thể có thể xảy ra từng phút giống như Ấn Độ, sẽ có thêm nhiều người chết hơn nữa".

Dữ liệu cho thấy trong những ngày qua, số ca mới được chẩn đoán và tử vong hàng ngày tiếp tục đạt mức cao mới. Tại cuộc họp báo do Bộ Y tế và Dân số Nepal tổ chức vào ngày 5, nhà nghiên cứu Shrestha của Đại học Kathmandu cho biết, Nepal đang ở vào giai đoạn đầu của đợt thứ hai của đại dịch.

Bộ Y tế và Dân số hồi tháng 4 đã dự đoán, trong trường hợp xấu nhất, số trường hợp nhiễm COVID-19 được xác nhận ở Nepal có thể lên tới 11.000 người. Ông Baoder, người đứng đầu Cục Kiểm soát các bệnh truyền nhiễm và dịch bệnh của Bộ này, nói với các phóng viên cách đây vài ngày rằng nếu các biện pháp can thiệp nghiêm ngặt không được thực hiện kịp thời, dịch bệnh ở Nigeria có thể nghiêm trọng hơn nhiều so với dự báo nói trên.

Một người Nepal vĩnh biệt những người thân trong lò thiêu qua hàng rào (Ảnh: AP).

Một người Nepal vĩnh biệt những người thân trong lò thiêu qua hàng rào (Ảnh: AP).

Để ngăn chặn và kiểm soát dịch, Chính phủ Nepal đã quy định tạm dừng hoạt động của các chuyến bay chở khách nội địa và hầu hết các chuyến bay chở khách quốc tế nhập cảnh từ ngày 6 đến ngày 14/5. Cho đến nay trong 77 quận, huyện của cả nước, 55 nơi đã áp dụng các biện pháp phòng chống và kiểm soát dịch bệnh. Thủ đô Kathmandu, nơi có dịch bệnh cực kỳ nghiêm trọng, đang được phong tỏa để ngăn chặn dịch bệnh trong thời gian hai tuần.

Do số lượng bệnh nhân COVID-19 ngày càng tăng, các nguồn lực y tế tại các bệnh viện trên khắp Nepal đang thiếu hụt rất nhiều. Tại Thung lũng Kathmandu, nơi có thủ đô của Nepal, nhiều không gian mở và khu vườn của các bệnh viện được sử dụng dựng lên các phòng bệnh tạm thời. Do hầu hết các bệnh nhân nặng cần phải thở oxy nên xảy ra tình trạng thiếu trầm trọng máy tạo oxy và bình oxy tại nhiều bệnh viện ở Nepal. Để giảm bớt nhu cầu cấp thiết, chính phủ Nepal đã cấm các nhà sản xuất cung cấp các sản phẩm nêu trên cho các cơ sở không phải bệnh viện, đồng thời khuyến khích nhập khẩu các sản phẩm phòng chống dịch mới và miễn thuế và phí nhập khẩu.

Nhân viên lò thiêu chào vĩnh biệt những người xấu số trước khi đưa họ đi thiêu (Ảnh: AP).

Nhân viên lò thiêu chào vĩnh biệt những người xấu số trước khi đưa họ đi thiêu (Ảnh: AP).

Sự lây lan của virus ngoài tầm kiểm soát, tỷ lệ bệnh nặng tăng vọt

Ngay từ ngày 30/4, khi số ca mắc mới lên đến 5.567 ca chỉ trong một ngày, Bộ Y tế Nepal đã ra thông báo cho biết sự gia tăng số ca mắc COVID-19 mới đã vượt quá khả năng của hệ thống y tế nước này, "giường bệnh đã hết và tình hình không thể kiểm soát được”. Trước thực tế là hơn một phần ba kết quả dương tính của xét nghiệm axit nucleic gần đây, các quan chức Nepal lo ngại rằng số ca nhiễm thực tế có thể cao hơn.

Theo Trung tâm Điều hành Khẩn cấp Y tế Nepal, sự gia tăng tỷ lệ lây nhiễm đã vượt quá tầm kiểm soát của hệ thống y tế tại 22 khu vực của đất nước, hầu hết nằm ở biên giới Ấn Độ - Nepal. Với số ca nhiễm trùng tăng vọt ở Nepal, nhiều khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bao gồm cả thủ đô Kathmandu, đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nơi điều trị và thiếu ô xy.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nepal tuyên bố rằng dịch bệnh COVID-19 "không chỉ là sự lây lan của virus ngoài tầm kiểm soát, mà tỷ lệ các ca bệnh nặng cũng đã tăng lên": 17% bệnh nhân nhập viện cần được điều trị ICU. Trong số các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Nepal, tỷ lệ bệnh nặng trong số bệnh nhân nhập viện ở tỉnh Bagmati là 22%, còn tỷ lệ bệnh nhân ở tỉnh Karnali cần theo dõi chặt chẽ cao tới 33%.

Dịch COVID-19 đã lan đến "nóc nhà thế giới" - dỉnh Everest (Ảnh: Sohu).

Dịch COVID-19 đã lan đến "nóc nhà thế giới" - dỉnh Everest (Ảnh: Sohu).

Rajan Pandi, một bác sĩ ở khu vực Banka ở biên giới Nepal và Ấn Độ cho biết: “Tình hình đã mất kiểm soát và chúng tôi rơi vào tình cảnh bất lực”. Ông Pandi cảnh báo rằng Nepal hiện đang phải đối mặt với một "làn sóng thảm họa (dịch bệnh)" tương tự như Ấn Độ.

Virus đang lan tràn, Đại bản doanh đỉnh Everest hiện đã có bệnh nhân

Theo tin từ Kathmandu của Hãng thông tấn Đức DPA ngày 23/4, ít nhất một người leo núi Everest đã có kết quả xét nghiệm dương tính trên đỉnh núi cách đây vài ngày, làm dấy lên lo ngại về khả năng bùng phát bệnh viêm phổi mới trên đỉnh núi cao nhất thế giới.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Du lịch và Hàng không Dân dụng Nepal nói với BBC rằng "Hiện Đại bản doanh Everest (Trại chính) chưa nhận được bất kỳ báo cáo nào về các trường hợp nhiễm COVID-19". Tuy nhiên, các quan chức của Hiệp hội Cứu hộ Himalaya, đơn vị điều hành một phòng khám y tế được chính phủ ủy quyền ở Đại bản doanh Everest, cho biết đã có 17 trường hợp nhiễm bệnh đã được báo cáo. Một số nhà leo núi cũng nói với BBC rằng số người có các triệu chứng của bệnh COVID-19 và các trường hợp được xác nhận đã tăng lên. Ngoài ra, các nhân viên của phòng khám CIWEC của một bệnh viện tư nhân ở Kathmandu cũng xác nhận rằng nhiều bệnh nhân từ Đại bản doanh Evrest đã được ghi nhận nhiễm COVID-19.

Những thân nhân người chết vĩnh biệt thân nhân từ xa (Ảnh: AP).

Những thân nhân người chết vĩnh biệt thân nhân từ xa (Ảnh: AP).

Theo trang web chính thức của Bộ Du lịch Nepal, tính đến ngày 26/4, chính phủ Nepal đã cấp 394 giấy phép leo núi cho mùa leo núi này. BBC đưa tin, những người leo núi nước ngoài và ngành du lịch là nguồn thu nhập chính của Nepal. Trong đợt dịch bệnh năm ngoái, chính quyền Nepal đã đóng cửa đỉnh Everest, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế đất nước. Chính phủ trước đó yêu cầu những người leo núi phải được xét nghiệm trước khi tới Đại bản doanh để tiến hành các chuyến leo núi.

Tuy nhiên, gần đây, nhiều người leo núi từ Đại bản doanh và các căn cứ trên đỉnh Everest khác đã được chẩn đoán mắc COVID-19 khi họ được gửi đến các bệnh viện để điều trị các căn bệnh, điều này khiến những người leo núi và người dân địa phương lo lắng rằng một khi dịch COVID-19 bùng phát trong một độ cao lớn và môi trường tương đối khắc nghiệt, nó có thể dẫn đến hậu quả tàn khốc.

Giờ đây, Nepal yêu cầu những người leo núi phải được cách ly và quan sát một thời gian trước khi đến Đại bản doanh Everest.