|
Hình minh họa |
Trong số đó chỉ có 108 người có Chứng chỉ chuyên nghiệp an ninh mạng (CISSP) - chuẩn thế giới về năng lực hoạt động trong lĩnh vực an ninh số, ít hơn Hàn Quốc tới 13 lần. Đó là lời cảnh báo từ bà Surangkana Wayuparb - Giám đốc điều hành Cơ quan Phát triển Giao dịch Điện tử Thái Lan (ETDA).
Để giải quyết mối đe dọa mạng ngày càng tăng, Thái Lan cần tăng thêm ít nhất 500 nhân sự có chứng chỉ CISSP vào năm 2018 và 1000 nhân sự vào năm 2022.
“An ninh mạng là hình thức hàng đầu của hạ tầng mềm đối với phát triển kinh tế số”, bà Surangkana Wayuparb nói.
Theo báo cáo của ETDA, các cuộc tấn công mạng gia tăng 10% mỗi năm bao gồm các hình thức gian lận, lừa đảo, tấn công hệ thống, và các phần mềm độc hại được sử dụng phục vụ cho tội phạm mạng, khủng bố hoặc phá hoại.
Năm ngoái ETDA nhận được báo cáo về 3.797 vụ tấn công mạng, trên thực tế con số còn có thể cao hơn.
So với các nước châu Á, số chuyên gia an ninh mạng của Thái Lan là khá thấp. Hàn Quốc có 2.766 chuyên gia sở hữu chứng chỉ CISSP, Ấn Độ có 1.877. Nhật Bản có 1.720, Singapore có 1.579. Hồng Kong có 1.472, Trung Quốc 1.457. Malaysia có 287 và Philippines có 109 chuyên gia.
Để giải quyết nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực an ninh mạng, từ năm 2013, ETDA và Hiệp hội an ninh mạng Thái Lan đã phối hợp mở các khóa đào tạo tại chỗ Chứng chỉ chuyên gia an ninh mạng (ISSEC) dành cho các nhân viên Nhà nước và cả nhân viên công ty tư nhân. Đó là các khóa học miễn phí. Sau khóa học, các học viên được cấp Chứng chỉ CISSP Thái Lan.
Từ đó đến giờ đã có 495 học viên trải qua khóa đào tạo, nhưng chỉ có 105 người được nhận bằng chuyên gia an ninh mạng quốc tế.