|
Ảnh minh họa. Nguồn Internet |
Trước đó, tỷ lệ tàu biển Việt Nam bị lưu giữ ở nước ngoài tăng cao như: năm 2010 có 55 lượt, năm 2011 có 91 lượt, năm 2012 có 52 lượt tàu bị lưu giữ…
Các tàu bị bắt giữ vì vi phạm nhiều lỗi rất cơ bản dẫn đến tàu bị lưu giữ như: Thuyền viên không đáp ứng được yêu cầu kiểm tra việc vận hành hạ xuồng, chạy bơm cứu hỏa hoặc tàu không trang bị hải đồ mới cho tàu…
Việc này đã khiến đội tàu của Việt Nam đã nằm liên tục hơn 10 năm trong danh sách đen của Tokyo Mou (Tổ chức các quốc gia tham gia bản ghi nhớ Tokyo về hợp tác kiểm tra tàu tại các cảng biển - PSC, khu vực châu Á - Thái Bình Dương).
Tuy nhiên, theo Cục Đăng kiểm VN, năm 2016 là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam thoát khỏi danh sách này và luôn duy trì trong danh sách trắng của Tokyo-MOU.
Việc đội tàu biển ở “danh sách trắng” không chỉ mang lại uy tín cho đội tàu biển trên thương trường quốc tế mà còn đặc biệt hữu ích cho doanh nghiệp.
Để đạt được thành tích này, Cục Đăng Kiểm VN đã nỗ lực rất nhiều trong việc quản lý đăng kiểm. Trước đó, trong 6 tháng đầu năm 2016 tỷ lệ tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại khu vực Tokyo - Mou lại tăng mạnh và ở mức 4,12%, khi có tới 14 tàu bị lưu giữ. Riêng tháng 6/2016 có tới 4 lượt tàu bị tạm giữ. Tuy nhiên, nhờ triển khai tốt đề án nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã giữ được đội tàu cá Việt Nam trong "danh sách trắng"
Tính đến ngày 15-12-2016, đội tàu biển mang cờ Việt Nam có 1.388 chiếc với tổng trọng tải 7,550 triệu, tăng 0,8 triệu tấn so với năm 2015.