Khu vực Đông Nam Á là một trong những thị trường quan trọng nhất đối với Nga, bất chấp khoảng cách địa lý, tuy nhiên nhu cầu ngày càng tăng không chỉ nói đến chất lượng của hàng Nga, mà còn biểu lộ những căng thẳng trong khu vực, ông Anton Tsvetov, chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu chiến lược bình luận với Sputnik.
Với đối tác Indonesia đang tiến hành đàm phán các điều khoản của hợp đồng cung cấp 12-18 chiếc máy bay chiến đấu đa năng Su-35 — thế hệ chuyển đổi 4 ++, loại máy bay mới đây đã bắt đầu được bàn giao cho Trung Quốc. Trong số những khách hàng tiềm năng khác còn có Venezuela và Việt Nam, mặc dù Venezuela hiện nay không phải là khách hàng có khả năng thanh toán.
Ngoài ra, cũng được biết rằng các đối tác Indonesia đang thảo luận về hợp đồng mua hai chiếc tàu ngầm diesel-điện của dự án 636 Varshavyanka. Năm ngoái đã bàn giao 2 chiếc cuối cùng trong lô hàng 6 tàu ngầm cho Việt Nam theo khuôn khổ của hợp đồng quan trọng nhất trong việc hợp tác quân sự-kỹ thuật Nga-Việt. Đại diện Cơ quan Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự (FSMTC) cũng thông báo về việc bàn giao một lô hàng bổ sung máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 cho Myanmar.
Hoạt động tích cực của Nga tại triển lãm ở Langkawi là điều nhắc nhở tiếp theo về việc thị trường Đông Nam Á có tầm quan trọng rất lớn đối với Nga. Khách hàng lớn nhất mua vũ khí Nga là Việt Nam, nhưng với các nước như Malaysia, thiết bị kỹ thuật của Nga, đặc biệt là máy bay có tầm quan trọng mang tính quyết định đến khả năng chiến đấu của quân đội. Đã có những bước đầu tiên theo hướng hợp tác quân sự-kỹ thuật với các đối tác không truyền thống khác như Thái Lan và thậm chí cả Philippines.
Vũ khí và trang thiết bị quân sự là một trong số ít thị trường Đông Nam Á, nơi Nga có sức cạnh tranh lớn. Vũ khí chất lượng tốt và giá tương đối rẻ cho phép cạnh tranh trong thị trường mới nổi của khu vực, và không kèm theo "các điều kiện " dưới hình thức những đòi hỏi về chính trị.
Theo ý nghĩa này, mức căng thẳng ngày càng tăng trong khu vực Đông Nam Á sẽ kích thích sự tăng trưởng nhu cầu quốc phòng. Sự lo ngại lẫn nhau giữa các nước trong khu vực buộc họ phải nâng cấp vũ khí của mình, không đặc biệt hy vọng vào sức kiềm chế của luật pháp quốc tế hay dựa trên những tuyên bố hòa bình. Về phần mình, việc hiện diện của Nga tại đây không làm Bắc Kinh nghi ngại.
Điều quan trọng cần hiểu rằng đối với Nga, các thương vụ vũ khí trong khu vực Đông Nam Á hiện tại có ý nghĩa thương mại thuần túy hơn là chính trị. Tuy nhiên, việc xuất khẩu vũ khí vẫn là một công cụ trọng yếu, ảnh hưởng đầy triển vọng của nó về phương diện chính trị không nên đánh giá thấp.