Tập Cận Bình sẽ cho sửa điều lệ Đảng, muốn diệt nạn “một người làm quan, cả họ được nhờ”

VietTimes -- Ông Tập Cận Bình tìm cách kiểm soát quyền lực của nhóm lãnh đạo cao nhất ở Trung Quốc, chuẩn bị sửa đổi Điều lệ.
Cựu cựu ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang.
Cựu cựu ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang.

Tờ Đa Chiều ngày 29/8 cho rằng Trung Quốc có câu ngạn ngữ là "Thượng bất chính, hạ tắc loạn". Điều này được giải thích là: Bậc trên không chính trực, ngay thẳng thì không thể làm gương và dạy bảo được ai. Vì vậy, việc cấp dưới hư đốn, bất trị là chuyện sẽ xảy ra..

Sau khi lên cầm quyền, ông Tập Cận Bình phát động cuộc chiến chống tham nhũng cả "đánh hổ" lẫn "diệt ruồi", đã xác nhận câu ngạn ngữ này.

Tờ Nam Hoa buổi sáng Hồng Kông ngày 27/8 cho rằng bắt đầu từ năm 2015, ông Tập Cận Bình đề xuất phải tăng cường giám sát đối với một số "thiểu số then chốt" nắm Đảng trong tay, cho rằng những người này là then chốt cho sự thành công của cuộc chiến chống tham nhũng.

Vương Kiến Bình, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp, Quân ủy Trung ương Trung Quốc vừa bị bắt ngày 25/8/2016 (ảnh tư liệu)
Vương Kiến Bình, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp, Quân ủy Trung ương Trung Quốc vừa bị bắt ngày 25/8/2016 (ảnh tư liệu)

Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp tổ chức vào tháng 10/2016, xây dựng các quy tắc sinh hoạt chính trị trong Đảng trong tình hình mới, sửa đổi "Điều lệ giám sát trong Đảng Cộng sản Trung Quốc" (làm thử) cũng sẽ trở thành nội dung chính.

Trong việc quán triệt những quy tắc này, "nói thì dễ, làm thì khó". Bắt đầu từ thời đại phong kiến Trung Quốc, quan chức đã lợi dụng quyền lực để mưu lợi riêng, các hành vi tham ô, tham nhũng rất phổ biến ở chống quan trường, trong vài nghìn năm qua đã trở thành một "truyền thống" được gọi là "một người làm quan, cả họ được nhờ".

Bắt đầu từ tháng 5/2015, "Điều lệ" mới được làm thí điểm tại vài tỉnh, thành của Trung Quốc như Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Đông, Trùng Khánh và Tân Cương. Theo quy định, người nhà của các lãnh đạo tại các khu vực này đều không thể sở hữu doanh nghiệp.

Mặc dù cách làm này xem ra rất khắc nghiệt, nhưng do chính trị của Trung Quốc còn chưa minh bạch, phạm vi và chi tiết của "Điều lệ" mới còn chưa rõ ràng, hiệu quả cuối cùng như thế nào còn phải tiếp tục quan sát.

Thượng tướng Quách Bá Hùng, nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc bị phạt tù chung thân vì tội tham nhũng. Ảnh: BBC Anh.
Thượng tướng Quách Bá Hùng, nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc bị phạt tù chung thân vì tội tham nhũng. Ảnh: BBC/Reuters Anh.

Dù sao, bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã công bố trên 20 sắc lệnh để điều chỉnh các hoạt động kinh doanh buôn bán của người thân các lãnh đạo cấp cao, nhưng đều có hiệu quả rất thấp.

Hiện nay còn chưa có điều khoản rõ ràng để điều chỉnh các hoạt động kinh doanh buôn bán của người nhà 25 Ủy viên Bộ Chính trị, nhất là 7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.

Trong mấy năm qua, báo chí quốc tế đưa tin về các thành viên gia đình lãnh đạo cấp cao Trung Quốc sở hữu khối tài sản khổng lồ đã khiến cho uy tín của Đảng Cộng sản Trung Quốc lâm vào thế rất khó xử. Nếu bản thân các nhà lãnh đạo cấp cao nhất không thể tuân thủ các quy định thì không thể ép buộc được các quan chức địa phương tuân thủ.

Trên cơ sở đó, việc đưa ra các quy định rõ ràng để điều chỉnh hành vi của 25 Ủy viên Bộ Chính trị và gia đình của họ đã trở thành thách thức lớn nhất của Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Thượng tướng Lý Kế Nại/nguyên Chủ nhiệm Tổng bộ Chính trị và Thượng tượng Liêu Tích Long/nguyên Bộ trưởng Tổng bộ Hậu cần,Quân đội Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Thượng tướng Lý Kế Nại/nguyên Chủ nhiệm Tổng bộ Chính trị và Thượng tượng Liêu Tích Long/nguyên Bộ trưởng Tổng bộ Hậu cần,Quân đội Trung Quốc (ảnh tư liệu)