|
Ảnh: VietTimes |
Theo tiến sĩ Hiếu, ông nhìn sự phát triển của thị trường chứng khoán năm 2017 “một cách thận trọng”. Ông giải thích cho tâm lý này xuất phát từ việc “Tôi làm ngân hàng nên luôn đánh giá từ phía rủi ro”.
Cụ thể, theo ông Hiếu, thị trường chứng khoán 2017 tăng trưởng tốt, nhưng ông không đồng ý đó là sự tăng ổn định bền vững.
“Tháng 6 và 7 tôi nhớ các chuyên gia cũng ngồi ở đây và dự báo là VN Index có thể tăng lên 800 điểm, nhưng không ai dám nói lên 1000 điểm. Vậy mà đột nhiên lên tới hơn 1000 điểm, ai cũng vui mừng. Nhưng sự rủi ro đã hiện hữu” – ông Hiếu nói.
Theo đó, sự tăng là đột biến đột biến và diễn ra chỉ trong 1 quý, “Tiền đó ở đâu? Ta phải nghiên cứu, nhà đầu tư nào bỏ tiền vào, khối ngoại bao nhiêu từ quốc gia nào: Nhật hay Hàn hay Mỹ hay đâu?” – Tiến sĩ Hiếu đặt vấn đề.
Theo ông Hiếu, Việt Nam hiện đang quá lệ thuộc vào dòng vốn ngoại. Tuy nhiên, hội nhập thì tuyệt vời, thể hiện qua kết quả xuất siêu, FDI đổ vào nhiều nền kinh tế... Nhưng đó cũng tiềm ẩn rủi ro, và có thể gọi là rủi ro tập trung.
“Sự tăng đột biến ấy có yếu tố trong nước. Tôi làm ngân hàng thấy tăng trưởng tín dụng trên 19% nhưng tiền đổ vào đâu? Đó là hai lĩnh vực bất động sản và chứng khoán” – tiến sĩ Hiếu khẳng định.
Ông cho rằng tăng trưởng của VN Index nằm trên thị trường thứ cấp chứ không phải sơ cấp. Mà khi ấy, “tiền này chỉ là các đại gia trao đổi với nhau chứ không đi vào sản xuất”.