Tại sao EU cứng rắn với các công ty công nghệ Mỹ?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Trong khi Mỹ luôn có những chính sách tạo điều kiện cho các công ty công nghệ phát triển, châu Âu lại liên tục đưa ra nhiều quy định nhằm hạn chế sự bành trướng của ngành công nghệ.

Các nhà quản lý châu Âu thường cáo buộc những công ty công nghệ lớn trốn thuế, theo dõi dữ liệu người dùng, đàn áp cạnh tranh thị trường và nguy cơ lan truyền tin giả trên Internet. Tuần trước, châu Âu tiếp tục có kế hoạch lập pháp để hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn của trí tuệ nhân tạo.

Có nhiều lý giải cho việc tại sao châu Âu luôn tỏ ra cứng rắn với các công ty công nghệ, chẳng hạn như chính sách không phù hợp, sự quan lieu của cơ quan quản lý địa phương… nhưng trên thực tế, EU ngày càng đưa ra nhiều quy định hơn cho ngành công nghệ.

Cách tiếp cận này có thể có tầm nhìn xa, nhưng cũng cản trở sự đổi mới hữu ích. Động thái của các nhà quản lý châu Âu chắc chắn là một thử nghiệm trong thế giới thực, chứng tỏ ngành công nghệ sẽ phát triển như thế nào theo nhiều quy tắc hơn. Mục đích của những quy tắc mới vừa được EU đề xuất vào tuần trước là để điều chỉnh các ứng dụng có rủi ro cao của AI trong một số lĩnh vực như xe tự hành, khoản vay ngân hàng, công cụ tính toán và tư pháp hình sự.

Một số hoạt động sử dụng trí tuệ nhân tạo sẽ bị cấm. Trong đó, EU nhấn mạnh quy tắc về việc sử dụng phần mềm nhận dạng khuôn mặt tại nơi công cộng. Ngoài ra, dự thảo mới cũng yêu cầu các công ty đánh giá rủi ro công nghệ, ghi lại quá trình ra quyết định và công bố cho công chúng về tiến bộ trong lĩnh vực AI.

Tất nhiên, phải mất vài năm để những dự thảo này trở thành luật chính thức. Nhưng các nhà quản lý châu Âu cho biết, họ muốn suy nghĩ về những vấn đề có thể phát sinh với công nghệ này, trước khi nó được sử dụng rộng rãi và để lại hậu quả khó lường.

“Tác hại tiềm ẩn của AI là công nghệ này có khả năng ra quyết định tương tự con người. Nhưng đến thời điểm hiện tại những tác hại đó vẫn chỉ là trong giả thuyết và phụ thuộc cách chúng ta giám sát trí tuệ nhân tạo như thế nào”, một chuyên gia trong ngành nhận định.

Lựa chọn giám sát chặt chẽ ngành công nghệ không phải là thông lệ ở thị trường Mỹ. Một số khu vực pháp lý ở Mỹ đã cấm hoặc hạn chế việc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt của các quan chức thực thi pháp luật.

Bên cạnh đó, nhiều bang thiết lập quy tắc an toàn cho các công ty muốn thử nghiệm xe tự hành trên đường công cộng. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, các nhà quản lý Mỹ có xu hướng chờ đợi những điều tồi tệ xảy ra trước khi cố gắng hành động theo đó.

Quy định kiểu Mỹ “chờ và xem” nghĩa là có ít trở ngại hơn để ý tưởng mới trở thành hiện thực, nhưng việc không chuẩn bị cho tác động tiêu cực của công nghệ chắc chắn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

So với cách tiếp cận của châu Âu, sự không can thiệp vào quá trình phát triển của ngành công nghệ này cho phép các công ty như Facebook và Google trưởng thành nhanh chóng. Song có lẽ lúc này sức ảnh hưởng của họ quá lớn.

Tương tự, Uber và Lyft có thể hoạt động mà không có quá nhiều quy tắc, thay đổi số lượng người dùng sử dụng phương tiện giao thông và cung cấp công việc mới. Các công ty cũng gây ra nhiều vấn đề như tắc nghẽn giao thông gia tăng và lương lao động thấp, cần được giải quyết.

Nhưng ở Mỹ, cho dù đó là các cơ quan quản lý, công chúng hay công ty công nghệ, họ thường không xem xét đầy đủ những vấn đề có thể xảy ra.Trong khi đó, rất khó để nói liệu cách tiếp cận của châu Âu là khôn ngoan hay sai lầm. Một phần lý do khiến việc điều tiết ngành công nghệ trở nên dễ dàng hơn là EU có ít công ty công nghệ bản địa và không bị tổn hại bởi nhiều quy tắc rườm rà.

Ngoài ra, do các quy định chồng chéo hoặc việc thực thi yếu kém, hoạt động giám sát của châu Âu đối với ngành công nghệ chưa thực sự hiệu quả. Đôi khi quy định sai có thể phá hoại, thậm chí tệ hơn là không có quy định. Ở một mức độ nào đó, Châu Âu và Mỹ đã có những lập trường đối lập nhau về vấn đề này.

Theo ICTNews