Tai nạn hy hữu, 3 phi công chiến đấu Nga thiệt mạng vì bị phóng ra khi máy bay còn trên mặt đất

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Một máy bay ném bom Tu-22M3 Backfire của Nga hôm 23/3 đã gặp một tai nạn hy hữu tại căn cứ ở Kaluga, khiến 3 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
Máy bay Tu-22 M3 Backfire ở sân bay Shaikovka (Ảnh: BQPNga).
Máy bay Tu-22 M3 Backfire ở sân bay Shaikovka (Ảnh: BQPNga).

Theo Hãng thông tấn TASS ngày 23/3, khi một máy bay ném bom Tu-22M3 Backfire của Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga đang tiến hành huấn luyện trên mặt đất tại căn cứ Shaikovka gần thành phố Kaluga, do phản ứng bất thường của hệ thống phóng, cả 4 thành viên phi hành đoàn đã bị phóng ra khỏi buồng lái khi máy bay còn đang ở mặt đất và rơi xuống sau khi được phóng tới độ cao mà dù chưa thể mở được. Ba người đã chết vì bị thương quá nặng, người còn lại đang được cấp cứu tại bệnh viện. Không có thêm thương vong của dân thường trong vụ tai nạn này.

Được biết, chiếc Tu-22M3 tại căn cứ Shaikovka ở Kaluga đang tiến hành huấn luyện. Một trong ba thành viên phi hành đoàn thiệt mạng trong vụ tai nạn là Trung đoàn trưởng, lúc đó ông đang ngồi trên ghế huấn luyện viên của chiếc máy bay ném bom. Để tìm ra nguyên nhân vụ tai nạn, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã cử một nhóm điều tra tới căn cứ Kaluga để tiến hành điều tra.

Một chiếc Tu-22M3 Backfire đang cất cánh (Ảnh:huanqiu).

Một chiếc Tu-22M3 Backfire đang cất cánh (Ảnh:huanqiu).

Tu-22M3 Backfire là loại máy bay ném bom siêu thanh được phát triển từ thời Liên Xô, được thiết kế kiểu cánh biến đổi (cánh cụp cánh xòe) và có thể mang vũ khí hạt nhân để tấn công các mục tiêu trên biển và mặt đất. Quân đội Nga đã sử dụng loại máy bay ném bom này để tấn công lực lượng khủng bố ở Syria; nó cũng được sử dụng trong cuộc xung đột Nga - Gruzia hồi năm 2008 và 1 chiếc Tu-22M3 thuộc Trung đoàn hàng không 52 ném bom hạng nặng Lực lượng Cận vệ đã bị hỏa lực phòng không của Gruzia bắn hạ. Lần gần đây nhất loại máy bay này gặp nạn là vào tháng 1 năm 2019. Một chiếc Tu-22M3 bị rơi khi hạ cánh ở Murmansk Oblast, khiến 3 trong số 4 người trên máy bay thiệt mạng. Máy bay ném bom Tu-22M3 cũng thường tham dự lễ duyệt binh trong Ngày Chiến thắng Nga, đặc biệt là đội hình máy bay ném bom bay qua Quảng trường Đỏ, chủ yếu được cất cánh từ căn cứ Shaikovka.

Nga có kế hoạch nâng cấp khoảng 30 chiếc Tu-22 M3 thành phiên bản Tu-22 M3 M tại nhà máy Kazan trước năm 2021-2021, kéo dài tuổi thọ lên 40 năm, đồng thời hoàn thiện hàng loạt vũ khí tấn công cho loại máy bay này. Sự xuất hiện những máy bay ném bom như vậy về cơ bản có thể thay đổi cán cân lực lượng tại một khu vực.

Nhóm điều tra xem xét hiện trường sự cố (Ảnh: Sohu).

Nhóm điều tra xem xét hiện trường sự cố (Ảnh: Sohu).

Đây là một nguyên nhân khiến Mỹ lo ngại. Hải quân Mỹ hiện khó cải thiện hệ thống phòng thủ. Ít nhất là hiện tại, người Mỹ đã cảm thấy bất lực với Tu-22 M3 và các loại vũ khí mới của nó.

Trang tin Sohu (Trung Quốc) ngày 24/3 dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nga cho biết: "Hệ thống phóng dù cứu sinh đã có sự cố, độ cao của chiếc dù không đủ và 3 thành viên phi hành đoàn đã bị thiệt mạng".

Một nhóm chuyên gia đã được cử đến hiện trường gần Kaluga, cách thủ đô Moscow khoảng 190 km về phía Tây Nam để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.

Chuyên gia người Nga Alexander Drobishevsky cho rằng điều này trông không chỉ bất ngờ mà còn có chút kỳ lạ. Bộ Quốc phòng đã thông báo rất nhanh rằng "hệ thống phóng dù cứu sinh đã vô tình được kích hoạt trong quá trình chuẩn bị thường lệ cho chuyến bay trên mặt đất". Cũng có người nói rằng khi máy bay đang tăng tốc để rời khỏi mặt đất, một trường hợp khẩn cấp đã xảy ra trong quá trình cất cánh, nhưng sau đó nó đã được loại trừ.

Điều gì xảy ra tại sân bay quân sự Shaikovka ở Kaluga, nơi đóng quân của Trung đoàn ném bom hạng nặng cận vệ 52, gồm các máy bay Tu-95MS Bear và Tu-22 M3 Backfire.

Máy bay siêu thanh Tu-22M3 đang thực hiện nhiệm vụ ném bom tấn công mục tiêu mặt đất (Ảnh: Sohu).

Máy bay siêu thanh Tu-22M3 đang thực hiện nhiệm vụ ném bom tấn công mục tiêu mặt đất (Ảnh: Sohu).

Được biết trước đó, vào ngày 20/3, các máy bay của trung đoàn đã tham gia một cuộc diễn tập hàng không chiến lược. Các máy bay Tu-95MS Bear gần đây đã bay qua Thái Bình Dương khiến người Nhật tức giận. Rất có thể, chuyến bay buổi sáng của chiếc Tu-22 M3 là một phần của hoạt động này. Trên máy bay còn có Trung đoàn trưởng, Đại tá Bellos Yanuzawa (với tư cách là huấn luyện viên), điều này khẳng định tầm quan trọng của chuyến bay và đặc điểm của nhiệm vụ cần hoàn thành.

Trong giả thuyết thứ nhất - hệ thống phóng vô tình được kích hoạt. Trên máy bay Tu-22 M3 có một nút phóng cưỡng bức, trong trường hợp khẩn cấp, chỉ huy phi hành đoàn có thể cưỡng chế phóng tất cả mọi người lên trời bằng cách nhấn nút phóng bốn ghế cùng một lúc. Mỗi thành viên phi hành đoàn đều có nút phóng ghế của riêng mình. Trong trường hợp này, có vẻ như quyết định phóng tùy thuộc vào tình huống, hoặc do nhầm lẫn - đã được đưa ra bởi người chỉ huy là Đại tá Bellos. Kết quả là ba phi công thiệt mạng, nhưng một trong số họ đã sống sót.

Giả sử cơ trưởng vô tình nhấn nút. Ông ta bay với tư cách là một kiểm soát viên, rất có thể ngồi vào chiếc ghế phi công bên phải – phi công phụ. Máy bay đang chuẩn bị cất cánh, tức là động cơ tuabin đã khởi động, khi đó các phi công phải đeo tai nghe an toàn và thắt dây an toàn. Nếu họ không làm điều này, đó là một vi phạm rất nghiêm trọng. Họ là những người có kinh nghiệm phong phú và đã tham gia vào chiến dịch ở Syria, đó là một trải nghiệm cuộc sống dày dạn.

Nếu tình huống như thế xảy ra, mọi thứ đều có thể được giải thích. Những người bị bắt vẫn sống sót, còn những người khác bị ném lên không trung mà không có dù. Trong trường hợp này, họ thực sự không có cơ hội được cứu. Xin lưu ý một dòng khác trong báo cáo chính thức của Bộ Quốc phòng Nga về thảm kịch này: "Do không đủ độ cao để mở dù, ba thành viên phi hành đoàn đã bị thương khi rơi xuống”. Nói cách khác, dù cứu sinh đã không hoạt động.

Chuyên gia hàng không quân sự Alexander Drobishevsky nói: "Hệ thống máy phóng Tu-22 M3 đảm bảo an toàn cho phi hành đoàn, ngay cả khi được kích hoạt từ mặt đất". Ví dụ, những tình huống tương tự đã xảy ra trước đây với chiếc Su-24 trong máy bay ném bom ở mặt trận, phi công nhiều lần "tự phóng" khỏi mặt đất. Ở chiếc máy bay này, nhà thiết kế thậm chí còn phải cải tiến ghế phóng để nó "thông minh" hơn. Tuy nhiên, ngay cả khi vô tình bị phóng khỏi mặt đất, phi công vẫn sống sót. Không quân Nga cũng nhận thấy rằng trình tự phóng phi công không được hoan nghênh này thường gặp vấn đề.

Phi công trong buồng lái chiếc Tu-22M3 (Ảnh: Sohu).

Phi công trong buồng lái chiếc Tu-22M3 (Ảnh: Sohu).

Hiện nay, chưa ai đưa ra kết luận về thảm kịch ở sân bay Shaikovka khiến 3 phi công máy bay ném bom chiến lược thiệt mạng. Nguyên nhân vụ tai nạn phải chờ ủy ban điều tra tai nạn máy bay công bố. Hộp đen đã được niêm phong và tất cả các bản ghi âm các cuộc trò chuyện đã được kiểm tra. Do đó, bất kỳ phiên bản nào cũng đều chỉ là phỏng đoán và giả thuyết. Chỉ sau khi báo cáo của ủy ban được công bố, nếu các kết quả điều tra được cho là phù hợp, mới có thể được biết các chi tiết.

Cũng có thể trong giai đoạn này của chuyến bay, một tình huống bất ngờ đã xảy ra. Những gì xảy ra trong thực tế chỉ là một phần của giả thuyết, bởi vì người chỉ huy đã quyết định phóng tất cả các thành viên phi hành đoàn. Có thể máy bay không còn ở vị trí nằm ngang, chiếc ghế không được đẩy lên trên mà bay sang một bên, và khi đó chiếc dù có thể sẽ không thể bung ra. Tất nhiên đây chỉ là những giả định. Chỉ người phi công sống sót mới có thể nói ra tình huống thật khi đó.