Súng phóng lựu 84-mm M2 / M3 Carl Gustaf là loại vũ khí chống tăng khá thông dụng trong lực lượng quân sự NATO và châu Âu, cũng như trong quân đội Mỹ nhờ những tính năng kỹ chiến thuật rất tốt, đơn giản và hiệu quả trong chiến đấu
Súng được đưa vào biên chế trong quân đội nước ngoài vào năm 1957 là mẫu súng nạp đạn từ đuôi nòng súng, nòng súng có rãnh xoắn thuộc loại súng không giật, kích thước tương đương như các loại súng phóng lựu tầm trung, súng được sử dụng trong các phân đội bộ binh.
Theo một số nguồn, cho đến giờ vẫn được gọi là súng phóng lựu chống tăng không giật .
Gustav Carl được phát triển bởi của Hugo Abramson, Sigfrid Akselson và Harald Jentzen Phòng quản lý vũ khí Hoàng gia Thụy Điển (KAFT), sản xuất tại tập đoàn Carl Gustav STADS Gevärsfaktori từ đó súng có gốc tên của của hãng.
Vũ khí này được giới thiệu lần đầu tiên cho lực lượng phòng vệ Thụy Điển vào năm 1948 là 8,4 Granatgevär cm/48 (GRG m/48) cm, có vai trò chống tăng giống như Bazooka quân đội Mỹ, Anh PIAT và Đức Panzerschreck).
Không giống như những vũ khí này, súng phóng lựu Carl Gustav sử dụng nòng súng có rãnh xoắn nhằm tạo vòng quay ổn định của đạn, khác hoàn toàn với những loại súng phóng lựu nòng trơn ổn định đường bay của đạn bằng cánh ổn định.
Súng phóng lựu M3 Carl Gustaf |
Trên thực tế, súng phóng lựu M3 Carl Gustaf là loại vũ khí đa nhiệm có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau.
Súng phóng lựu M2 / M3 Carl Gustaf bao gồm nòng súng có tiện rãnh xoắn, bộ phận cò súng, bộ phận gá và thiết bị ngắm quang học. Đuôi súng bao gồm có họng và loa phụt lửa, được kết nối với nòng súng bằng đai khớp nối khóa. Để nạp đạn cần tháo đai khớp nối khóa và quay đuôi súng với loa phụt lửa về phía bên trái lên trên. Sau khi nạp đạn cần đặt loa phụt và đuôi súng về vị trí cũ và đóng đai khóa.
Tổ hỏa lực 2 người cho phép tăng tốc độ bắn lên 6 phát/phút. Xạ thủ nạp đạn (xạ thủ số 2) ngồi lùi lại phía sau của xạ thủ chính (xạ thủ 1). Để tăng tốc độ bắn, trên đuôi nòng súng thường bọc thêm bao vải chống cháy, tránh xạ thủ số 2 không bị bỏng. Khi đuôi nòng súng chưa được lắp lại, khóa chắc chắn, bộ phận cò súng không hoạt động. Khóa đuôi nòng được thực hiện theo mũi tên đặc biệt trên thân súng. Khi nạp tiếp viên đạn thứ 2, vỏ đạn dễ dàng được kéo ra khỏi nòng súng hoặc bị đẩy ra phía trước nòng súng vởi viên đạn thứ 2.
Xạ thủ số 2 mở đuôi súng nạp đạn |
Bộ phận cò súng và kim hỏa được lắp ở phía bên phải của nòng súng, để kích hoạt bộ phận cò cần đẩy lẫy khóa lên phía trước, lẫy khóa nằm ở phía sau tay cầm súng và vòng cò. Phía dưới của nòng súng lắp bao đệm, tay cầm cò súng, tay cầm giữ súng, đệm vai.
Phía trước của đệm tỳ vai phải có bộ phận lắp chân súng, được sử dụng để lắp giá 2 chân súng khi bắn từ công sự vững chắc, bộ phận lắp chân súng có thể di chuyển được lên phía trên nòng súng. Bên phải của nòng súng có dây đai đeo súng khi cơ động.
Các loại đạn khác nhau của súng M3 |
Các loại đạn dành cho súng M3 được sản xuất bởi công ty FFV (Factory-Forenade VERCON), đầu đạn được lắp vào vỏ đạn có lỗ phụt ở đuôi đạn. Các lỗ phụt được bịt bằng một chiếc đĩa nhựa tổng hợp, nhằm tạo ra áp suất phóng đạn di chuyển theo các rãnh xoắn nóng súng khi bắn, sau đó đĩa nhựa sẽ bị đốt cháy hết, và khí ga thuốc phóng, được phụt qua các lỗ của vỏ đạn, qua họng phụt và thoát ra ngoài qua loa che lửa, tạo ra lực đẩy phản lực của đầu đạn. Hạt lửa được gây cháy bởi kim hỏa búa ở bộ phận phía sau của bộ phận cò – kim hỏa.
Súng phóng lựu M3 M3 MAAWS (Multi-role Anti-armor Anti-tank Weapon System) sản xuất tại công ty Saab Dynamics Mỹ cho các lực lượng đặc nhiệm, có các loại đạn:
Binh sĩ Mỹ với súng M3 và các loại đạn trên sa mạc |
FFV441 là loại đạn nổ phá mảnh HE, có thể bắn theo đường đạn cầu vồng lên đến 1,000m, đạn nổ khi va chạm hoặc nổ trên không.
FFV441B là loại đạn nổ phá HE với hiệu quả bắn lên đến 1,100 m. Đạn được kích hoạt ngòi nổ khi bay ra khỏi nòng súng từ 20 đến 70m, khối lượng nặng 3,1 kg. Tốc độ ban đầu là 255m/s.
FFV469 là đạn khói với tầm bắn 1,300 m. Khối lượng 3.1kg với tốc độ đầu đạn là 255m/s.
FFV502 là loại đầu đạn có khả năng nổ muộn hơn thời điểm va chạm khoảng 1/10s. Tầm bắn hiệu quả là 1100 m đối với các mục tiêu không được bảo vệ hoặc nằm trên địa hình không có vật che chắn, 500m với với các mục tiêu đứng yên và 300m đối với các mục tiêu di động. Giới hạn gần nhất để đầu đạn có thể hoạt động là 15 – 40m. Đạn có khả năm xuyên thép đồng chất liệu là 150 m RHA. Khối lượng đạn là 3,3kg, tốc độ đạn là 230m/s.
FFV545 là loại đạn phát sáng, tầm bắn lên đên 2300m, nhưng hiệu quả nhất là từ 300m đến 2100m. Đạn sẽ treo bằng dù và chiếu sáng trong thời gian 30s với độ sáng đến 650000 cd. Đường kính khoảng chiếu sáng là 400 – 500m.
FFV551 là đạn chống tăng nổ lõm HEAT và là đạn phản lực (RAP). Tầm bắn hiệu quả lên đến 700 m (400 m với mục tiêu cố định) khả năng xuyên thép đồng chất là 400mm RHA. Khối lượng đạn là 3.2kg vận tốc ban đầu là 255m/s.
FFV552 là đạn huấn luyện thực bắn của đạn 551.
FFV651 là đạn chống tăng phản lực HEAT có tầm bắn đến 1,000m. Theo lý thuyết, đạn có khả năng xuyên giáp kém hơn loại đạn tương tự FFV551, đồng thời đạn có ống chứa bộ phận kích nổ điện để đạn nổ chậm hơn nhằm chống lại giáp phản ứng nổ.
FFV751 là loại đạn xuyên giáp đupble tandem-warhead HEAT với tầm bắn hiệu quả là 500, khả năng xuyên giáp đồng chất là lớn hơn 500mm. Khối lượng đạn 4kg
Đạn nổ lõm FFV65 được lắp bộ phận kích nổ sinh điện cảm ứng có đầu sinh điện cảm ứng nằm trên ống lắp trên đầu mũi viên đạn, đảm bảo cho đạn nổ ở một khoảng cách cần thiết so với vật cản, tạo luồng lửa xuyên và nhiệt độ. Bộ phận kích nổ - kim hỏa điện sẽ khởi động khi đạn bay ra khỏi nòng súng. Đạn có khói vạch đường.
Đạn phóng lựu nổ phá mảnh có sẵn mảnh và bi, đồng thời có thiết bị kích nổ từ xa FFV441.
Đạn chiếu sáng FFV545 cho phép chiếu sáng một diện tích có đường kính đến 400 – 500m trong khoảng thời gian là 30s.
Đạn khói FFV469 tạo một bức màn khói dài 15 m.
Đạn phóng lựu hai tác dụng được sử dụng để tấn công các xe bọc thép hạng nhẹ, xe cơ giới ở khoảng cách là 250 m và sát thương bộ binh ở khoảng cách lên tới 1000m. Điểu khác biệt ở đây là đạn có cấu tạo nổ lõm và các mảnh đạn – bi có sẵn. Khi kích nổ khối nổ, toàn bộ năng lượng sẽ chuyển thành hiệu ứng nổ lõm hoặc nổ phá mảnh.
Kính ngắm quang học súng M3 |
Thiết bị ngắm chính của M2 / M3 Carl Gustaf là kính ngắm quang học với độ phân giải là 2x và trường nhìn là 17o. Có bộ phận tính gió ngang và nhiệt độ không khí. Bộ phận ngắm cơ khí có tác dụng bổ trợ khi cần thiết. Để huấn luyện cách tính toán phần tử bắn thông thường là sử dụng phương pháp bắn đạn kẹp nòng, mới đầu bằng nòng súng cỡ đạn 6,5mm, sau đó là là đạn huấn luyện 9mm vạch đường kẹp nòng mô phỏng quỹ đạo của đạn phóng lựu đến 400m.
Sơ đồ phân vạch trong kính ngắm súng M3 |
Được chế tạo vào năm 1972. mẫu cải tiến súng M2-550 Carl Gustaf đã lắp các thiết bị đường ngắm mới và loại đạn mới. Đạn phóng lựu phản lực FFV551 hiệu ứng nổ lõm có bộ phận đầu nổ hình côn khí động học, động cơ phản lực thuốc phóng, có 6 cánh ổn định. Ống thuốc cháy chậm sẽ khởi động động cơ phản lực khi đạn bay ra khỏi nòng súng khoảng 18m tính từ mặt cắt của nòng súng. Động cơ phản lực hoạt động trong vòng 1,5s và đẩy tốc độ phóng đạn tăng từ 290m/s đến 380m/s. Từ đó tầm bắn của đạn phóng lựu tăng cường đến 700 m, bộ phận ổn định sẽ làm tốt việc giữ quỹ đạo đường đạn khi lực li tâm đã mất trên đường bay. Súng phóng lựu M2-550 Carl Gustaf có thể bắn tất cả các loại đạn phóng lựu đã sản xuất từ trước. Đồng thời, cũng xuất hiện loại đạn phóng lựu FFV441B, trang bị các bộ phận nổ phá mảnh kiểu cóc nhảy.
Kính ngắm quang học FFV555 có bộ phận kính kiểu ống nhòm đo xa với đường cơ sở và máy tính đường đạn, cho phép xác định điểm ngắm trên một khoảng cách xác định với từng loại đạn. Độ phân giải là 3x và góc mở trường nhìn là 12o. Súng M2-550 Carl Gustaf sử dụng súng kẹp nòng cỡ 7,62-mm là thiết bị huấn luyện.
Model M3 Carl Gustaf được chế tạo khác với các khẩu súng trước, nòng súng được chế bằng thép mỏng hơn, đặt trong lớp vỏ bọc nhựa tổng hợp, có cốt là sợi thủy tinh. Các bộ phận phía bên ngoài được thay bằng nhôm hoặc nhựa tổng hợp. điều đó làm cho khối lượng của súng giảm xuống đến 8,5kg. Các thiết bị cầm giữ súng cũng được nâng cấp và cải tiến. Kính ngắm quang học có thêm thiết bị đo xa laser. Để tăng cường khả năng tấn công xe tăng đã chế tạo loại đạn 135mm nổ lõm FFV597 khối lượng 8 kg với khả năng xuyên thép đến 900 мм. Dễ dàng hiểu rằng, loại đạn này được nạp từ đầu nòng súng.
Binh sĩ NATO sử dụng súng phóng lựu M3 |
Súng phóng lựu M2 / M3 Carl Gustaf khai hỏa có áp lực âm thanh rất lớn, cường độ âm thanh lên đến 184 dB. Đồng thời, súng có độ chính xác rất cao trong khi bắn tầm gần và tầm trung, rất đơn giản khi sử dụng, gọn gàng và thuận tiện. Khả năng giải quyết nhiều nhiệm vụ đã làm cho súng phóng lựu M3 trở thành vũ khí rất phổ biến. Súng phóng lựu cải tiến M2 được đưa vào biên chế trong trang bị của Thụy Điển, Áo, Anh, Venezuela, Ghana, Đan Mạch, Dubai, Ấn Độ, Ireland, Canada, Na Uy, Liên bang Đức (sản xuất theo chuyển nhượng bản quyền lisence).
Mẫu súng cải tiến M3 Carl Gustaf - Đan Mạch, Thụy Điển. Ở Canada súng M2 / M3 Carl Gustaf có thiết bị ngắm CLASS có kính ngắm điện tử quang học 2 chế độ ngày đêm, máy tính đường đạn, mặc dù hệ thống kính ngắm rất hiện đại và đắt, M2 / M3 Carl Gustaf cũng còn rẻ hơn hệ thống tên lửa chống tăng "Dragon” hoặc các hệ thống khác.
Những tính năng kỹ chiến thuật M2 / M3 Carl Gustaf:
Cỡ nòng - 84 mm; Cỡ đạn lớn nhất - 84 mm; Chiều dài của súng - 1130 mm
Tốc độ đạn trong không khí: FFV65 310 m/s; FFV551 - 290 m/s; FFV502 - 240 m/s.
Tốc độ cực đại của đạn: FFV65 - 310 m/s; FFV551 - 380 m/s;
Khối lượng đạn chống tăng nổ lõm: FFV65 - 1,7 kg; FFV551 - 2,2 kg.
Khối lượng đạn 2 tác dụng - 3,2 kg
Khối lượng của súng với kính ngắm quang học - 9,6 kg
Khối lượng kính ngắm quang học: М2 - 1,0 kg; М2-550 - 3,4 kg.
Tầm bắn theo kính ngắm:
- 250-300 m với mục tiêu di động
- 500 m (FFV65) và 700 m (FFV551) với mục tiêu cố định.
- đến 1000 m đối với nhóm địch co cụm
- đến 1300 m đối với lựu đạn khói
- đến 2300 m đối với đạn chiếu sáng
Khả năng xuyên giáp của đạn:
- Đạn xuyên giáp nổ lõm - 400 mm đối với giáp đồng nhất thép; Đạn "hai tác dụng" - 200 mm
Tốc độ bắn - 4-6 phát/phút, kíp xạ thủ: 2 người
Trịnh Thái Bằng theo InfoNet