Từ tiền lệ không mong muốn
Đây không phải lần đầu một hãng sản xuất điện thoại tên tuổi gặp vấn đề tương tự trên mẫu điện thoại cao cấp (flagship) của mình. Năm 2016, chính sự cố về pin khiến Samsung phải ngừng bán đồng thời thu hồi hàng loạt Galaxy Note 7. Thậm chí Galaxy Note 7 đã từng phát nổ trên tay người dùng. Samsung đồng thời phải đưa ra khuyến cáo tới chỉ nên sạc tới 80% đối với số lượng người đang sở hữu Galaxy Note 7 mà không thể đổi trả.
Năm nay, theo Apple công bố, họ đã nhận được 18 triệu đơn đặt hàng chỉ tính riêng cho iPhone 8. Vậy số lượng sản phẩm lỗi dưới mức 0,001% đối với một công ty lớn là hoàn toàn có thể chấp nhận được. Tuy chưa xảy ra sự cố phát nổ nhưng điều này vẫn gây ra không ít lo ngại bởi nó làm ảnh hưởng tới uy tín cũng như doanh số bán hàng của họ. Apple cũng lập tức mở cuộc điều tra để truy tìm lỗi trong dây chuyền sản xuất và hứa đưa ra biện pháp khắc phục trong thời gian sớm nhất.
Xuất phát từ thị hiếu, các hãng sản xuất hiện nay đều phải chạy theo tiêu chí mạnh, mỏng, nhẹ.
(ảnh chỉ mang tính chất minh họa)
Hiển nhiên, công nghệ càng tiên tiến thì yêu cầu khoảng không gian trong thiết bị càng lớn. Thiết kế trên chipset (SoC) được ra mắt phần nào để tiết kiệm khoảng trống quý giá. Các kỹ sư đã phải nghiên cứu để tích hợp lên nó đủ loại vi xử. May mắn thay, dù phải gánh vác khối lượng công việc đồ sộ, kích thước chipset vẫn có thể được thu nhỏ. Công nghệ camera kép gồm 2 cảm biến và hệ thống âm thanh còn có kích thước lớn hơn nhiều... Tất cả thành phần đó đều phải nằm gọn bên trong chiếc điện thoại. Hệ quả chính là khoảng không gian dành cho pin ngày càng hạn chế và bất kỳ sai sót không đáng có cũng gây ra ảnh hưởng xấu tới pin điện thoại.
Nguồn: BestMobileDestination
Mặt khác, những tính năng mới cùng với màn hình lớn ở độ phân giải cao và bộ vi xử lý mạnh tiêu hao lượng rất nhiều điện năng. Hiện nay, do công nghệ chưa cho phép, dù muốn nhưng họ vẫn không thể tạo ra pin với kích thước nhỏ mà vẫn phải giữ phải được dung lượng đáp ứng nhu cầu cho ít nhất một ngày sử dụng trung bình.
Cuối cùng, để giữ vị thế trên thị trường điện thoại thông minh, các nhà sản xuất bắt buộc phải duy trì chu kỳ nâng cấp thiết bị cao cấp hàng năm. Đó chính là áp lực tới đội ngũ kỹ sư. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi, họ sẽ phải nghiên cứu, thiết kế và kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm. Đòi hỏi về tính năng cùng công nghệ mới luôn tiêu tốn khoảng thời gian đáng kể khiến độ ổn định của pin chưa phải là ưu tiên hàng đầu. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự cố nghiêm trọng của Galaxy Note 7 năm ngoái. Theo Wall Street Journal xuất bản 2016, Samsung thừa nhận do không lường trước được kích thước giãn nở trong vỏ pin hẹp gây đoản mạch và áp lực về thời gian sản xuất khiến Galaxy Note 7 dẫn đến sự cố phát nổ hàng loạt không thể khắc phục.
Ngoài ra, tôi muốn nhắc đến công nghệ sạc nhanh, mà Qualcomm đi đầu với việc giới thiệu QuickCharge 1.0 năm 2013, nhằm cung cấp cho thiết bị dung lượng pin dùng trong nhiều giờ với thời gian sạc cực ngắn. Dù đã được kiểm nghiệm và đảm bảo tính hiệu quả cũng như độ an toàn trong nhiều năm. Nhưng công nghệ này vẫn ẩn chứa những mối nguy hiểm tiềm tàng bởi điện năng hao phí khi sạc sẽ mau chóng chuyển thành nhiệt năng (kẻ thù truyền kiếp của pin Lithium-ion). Theo Wikipedia, pin Li-ion cho phép sạc ở nhiệt độ tối đa 45oC. Nhưng nhiệt độ càng cao thì tuổi thọ pin càng giảm nhanh. Để khắc phục vấn đề này, Qualcomm bổ sung cho QuickCharge 4.0 khả năng quản lý nhiệt lượng thời gian thực và tìm cách phân bố nguồn nhiệt trên các mạch sạc cải tiến. Tuy nhiên, mạch sạc này cũng chiếm nhiều không gian hơn bên trong điện thoại.
cho ngành công nghiệp điện thoại thông minh.(ảnh chỉ mang tính chất minh họa)