Không quân Nga sử dụng nhiều công nghệ mới mang tính cách mạng trên máy bay tiêm kích tàng hình chiếm ưu thê trên không thế hệ 5 Su-57, hệ thống động cơ vectơ lực đẩy, vũ khí siêu âm R-77 tên lửa không đối không, dẫn đường bằng ăng ten mảng pha chủ động (APAA), radar quan sát tình huống gắn cả hai bên sườn và phía sau máy bay.
Mặc dù tiêm kích đa nhiệm chiếm ưu thế trên không thế hệ 4 ++ Su-35, đưa vào biên chế đầu năm 2014 được coi là một trong những máy bay tiêm kích đa nhiệm có năng lực tác chiến cao nhất trên thế giới, Su-57 vẫn vượt xa Su-35 với những tính năng kỹ chiến thuật đáng kinh ngạc. Nhưng Su-57 còn được trang bị môt công nghệ mới, tương đối ít sự chú ý, nhưng lại có thể làm thay đổi khả năng sống sót của máy bay trong các cuộc giao chiến tầm gần, đó là Hệ thống phản kích hồng ngoại định hướng (DIRCM).
Tương tự như các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm cao cấp khác như F-22 Raptor Mỹ, trên thân máy bay Su-57, tích hợp một số cảm biến đặc thù, cho phép phát hiện tên lửa đối phương và đưa thông tin cảnh báo về cuộc tấn công tên lửa tiềm năng của đối phương.
Nhưng hơn hẳn F-22 Raptor, Su-57 được lắp đặt thêm các bộ khí tài đặc biệt, có khả năng phóng tia laser làm mù đầu dẫn của các tên lửa dẫn đường quang hồng ngoại. Đây thực sự là một công nghệ vô giá mang tính sinh tử trong cả các cuộc không chiến và đột nhập vào khu vực phòng không của đối phương, đồng thời tăng cường cho hiệu năng chiến đấu cao của chiếc máy bay tiêm kích siêu cơ động này một khả năng cực kỳ khó đánh trúng của các tên lửa tầm gần và tên lửa phòng không vác MANPAD.
Pháo laser (tạm gọi là khí tài) DIRCM được lắp cả phía sau buồng lái máy bay và phía dưới buồng lái. Những hệ thống có tính năng tương tự trước đây được gắn trên những máy bay quân sự lớn hơn như máy bay vận tải siêu trọng C-17 của Mỹ, nhưng việc thu nhỏ và lắp đặt trên thân máy bay chiến đấu chưa bao giờ được thực hiện thành công.
Lực lượng không quân Nga trước đây đã lắp đặt pháo DIRCM trên các máy bay trực thăng lớn hơn, nhưng những pháo laser này không nhỏ gọn so với thiết bị được lắp trên Su-57. Hệ thống phòng thủ đặc biệt hiệu quả đối với các tên lửa có đầu tự dẫn hồng ngoại như tên lửa không đối không tầm gần AIM-9 Mỹ hoặc tổ hợp tên lửa đất đối không MANPAD 9K32 Strela-2.
Những bài học kinh nghiệm Nga nhận được khi phải đối mặt với các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai dẫn đường hồng ngoại MANPAD và một số loại tên lửa tầm thấp khác trên chiến trường Afghanistan trước đây và Syria ngày nay, là sự thúc đẩy các nhà thiết kế trang bị cho máy bay chiến đấu hàng đầu tất cả những biện pháp nhằm chống lại các cuộc tấn công tầm gần bằng bộ khí tài “pháo laser” DIRCM.
Dù pháo “laser: có thể chống lại các cuộc tấn công bằng MANPAD, nhưng Su-57 được thiết kế chủ yếu để thực hiện các cuộc không chiến với các máy bay cao cấp, nhu cầu phòng thủ chống lại các cuộc tấn công tầm thấp từ mặt đất, giới hạn rất nhiều về độ cao, hiện là nhiệm vụ thứ yếu.
Nhà phát triển Su-57 đã lắp đặt bộ khí tài “pháo laser” DIRCM cả thân trên và thân dưới máy bay cho thấy ý đồ chung, chặn các cuộc tấn công từ cả trên không và trên mặt đất, phù hợp với triết lý phòng thủ và tấn công đa nhiệm, định hướng cho thiết kế tổng thể của chiếc tiêm kích tàng hình siêu hiện đại này.
Triết lý định hướng thiết kế Su-57 xây dựng trên khái niệm đa nhiệm, bao gồm khả năng siêu cơ động cao, có thể tàng hình có giới hạn hơn nếu so với F-35 và F-22 Raptor, nhưng được trang bị các công nghệ tác chiến điện tử hiện đại, cho phép máy bay tránh được các cuộc tấn công bằng tên lửa không đối không tầm xa, tham chiến trong giới hạn tầm nhìn xa hoặc cận chiến tầm gần.
Chính vì vậy, năng lực làm mù tên lửa dẫn đường hồng ngoại của đối phương đặc biệt có giá trị rất cao. Do trong không chiến tầm gần, các máy bay chỉ có thể sử dụng các tên lửa có đầu tự dẫn hồng ngoại do các tên lửa dẫn đường radar bị hạn chế bởi khoảng cách và tính cơ động. Thực tế sự phát triển của EW Nga cho thấy, có nhiều khả năng hệ thống tác chiến điện tử trên Su-57 hoàn toàn có thể chế áp tất cả các tên lửa dẫn đường radar từ tầm xa đến tầm trung của đối phương.
Hầu như tất cả các tên lửa không đối không tầm gần, sử dụng hệ thống dẫn đường quang hồng ngoại, đều bị DIRCM vô hiệu hóa, bao gồm cả AIM-9X của Mỹ, AIM-132 của Anh, Python-5 của Israel và R-73 của Liên Xô. Tên lửa tầm gần R-73 được trang bị cho những đối thủ tiềm năng của Nga ở Đông Âu như Ba Lan, Slovakia và Ukraine. Khả năng vô hiệu hóa tên lửa không đối không đầu tự dẫn hồng ngoại mang lại cho Su-57 một lợi thế vượt trội hơn hẳn các máy bay chiến đấu khác trong không chiến tầm gần, một khả năng mà chưa có máy bay tiêm kích của đối thủ nào có được trong thiết kế nguyên mẫu đầu tiên, bao gồm cả F-35.
Sukhoi Su-57 tiêm kích tàng hình đa năng thế hệ thứ năm Nga.