Sputnik: Mỹ đưa ra tối hậu thư cho Ukraine

VietTimes -- Phó Tổng thống Mỹ Joseph Biden đã yêu cầu Kiev thực hiện các chương trình cải cách kinh tế và chính trị, nếu không Kiev có thể trở thành nhân chứng đứng nhìn Liên minh châu Âu từ bỏ mọi biện pháp trừng phạt chống Nga.
Sputnik: Mỹ đưa ra tối hậu thư cho Ukraine
Sputnik: Mỹ đưa ra tối hậu thư cho Ukraine

Phát biểu tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại ở New York, ông Biden đã nói rằng: một số quốc gia trong EU sẵn sàng hành động cho việc bãi bỏ hạn chế. "Hiện nay có ít nhất năm quốc gia muốn nói: "chúng tôi muốn ra khỏi" biện pháp trừng phạt chống lại Moscow", hãng Reuters trích dẫn lời ông Biden.

Joseph Biden cũng nói rằng, ông thảo luận thường xuyên với chính quyền Ukraine. Theo lời chính trị gia, ông phải mất hai hoặc ba giờ một tuần cho việc này. 

Cũng như hãng thông tấn Reuters nhận xét, Phó Tổng thống Mỹ đã tốn không ít thời gian để thuyết phục các nước châu Âu duy trì lệnh cấm vận chống Nga. 

Theo người đứng đầu bộ phận nghiên cứu chính sách châu Âu IMEMO thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga Konstantin Voronov, Mỹ sử dụng phương pháp điều khiển chiến thuật đã quá quen thuộc. 

"Ông Biden than phiền với Tổng thống Poroshenko rằng, ông càng ngày càng khó giữ các đồng minh châu Âu-Đại Tây Dương trong khuôn khổ các biện pháp trừng phạt chống Nga. 

Tình huống giống như con dao hai lưỡi: Mỹ đang cố gắng để điều khiển Liên minh châu Âu khi thúc bách họ trong biện pháp trừng phạt chống Nga, còn mặt khác, khuyến khích ông Poroshenko tiến hành cải cách tích cực hơn, đó là điều cần thiết để Ukraine thoát ra khỏi khủng hoảng chính trị và kinh tế. 

Hiện thời chưa  thực hiện được điều gì căn bản, và Biden cũng phải thừa nhận điều này", — ông Konstantin Voronov nói trên đài phát thanh Sputnik. Phó Tổng thống Mỹ đã không nêu rõ tên của năm quốc gia có ý ủng hộ cho việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt. 

Nhưng rõ ràng,- chuyên gia tiếp tục: ông Biden phải tiếp xúc với các chính trị gia của Đức, Pháp và Italy - đó là những quốc gia mà ngày càng có nhiều đối thủ chống chính sách cấm vận của EU.

"Các quốc gia còn lại giữ lập trường chờ thời: các khoản tài trợ sẽ quyết định cái gì, vấn đề sẽ giải quyết ra sao ở cấp độ Châu Âu- Đại Tây Dương? 

Người châu Âu hiểu rằng, cần phải bằng mọi cách để khuyến khích Kiev tiến hành chính sách ủng hộ châu Âu, nhưng mặt khác, họ thấy tất cả mọi phức tạp. 

Khi cung cấp hỗ trợ tài chính thông qua các tổ chức quốc tế, thì họ hiểu rằng, như người ta vẫn nói: thức ăn không đến phần nuôi ngựa: kinh phí phân bổ  như muối bỏ biển, hiệu quả của chúng không cao. 

Vì vậy, cả châu Âu và Mỹ ngày càng to tiếng, bằng đủ mọi cách, kể cả la ó, kêu gọi, thúc giục Kiev trong quá trình cải cách",- nhà nghiên cứu chính trị Konstantin Voronov kết luận.