|
Ông Sachin Mittal trong một chương trình truyền hình |
Fintech không chỉ giảm tải cho việc thanh toán, cho vay, cung cấp các dịch vụ tài chính khác mà ngân hàng truyền thống thường làm. Với công nghệ không ngừng phát triển, đầy tiềm năng đổi mới, các nhà băng có thể vươn tới các khách hàng còn chưa được tiếp cận với hệ thống ngân hàng.
Sự tăng trưởng nhanh được phản ánh qua số vốn đầu tư vốn mạo hiểm (VC) vào các fintech khởi nghiệp. Năm 2015, con số đó đã lên tới khoảng 13,8 tỷ USD tương đương 186 nghìn tỷ rupi, tức tăng hơn gấp đôi vốn đầu tư trong năm 2014.
Hiện đã có 19 fintechs mà giá trị đã vượt $ 1 tỷ USD, và thường được gọi là các "kỳ lân".
Sachin Mittal - một nhà phân tích về thông và phương tiện truyền thông trong nhóm nghiên cứu thuộc tập đoàn tài chính DBS (có trụ sở ở Singapore) nhận xét, các fintech luôn đề cao các lợi thế của họ so với ngân hàng truyền thống. Ông nói: Các Fintech hiệu quả hơn vì có thể làm giảm chi phí vận hành. Kết quả là, họ có thể cung cấp các khoản vay rẻ hơn.
Báo cáo của DBS
"Fintech cũng có thể cung cấp các dịch vụ mang tính cá nhân hơn và vươn tới những khách hàng hiện vẫn chưa thể tiếp cận với dịch vụ ngân hàng, nhất là những người ở vùng sâu, vùng xa” - Ông Mital nhận định trong một báo cáo nghiên cứu với tên gọi: "Ngân hàng kỹ thuật số: Avatar mới - ngân hàng bảo vệ cho ngân hàng ".
Châu Á hiện đã trở thành một trong những trung tâm fintech trên thế giới. Tại châu lục này có khoảng 2.500 start up fintech, tiềm ẩn mối đe dọa làm suy yếu thị trường ngân hàng truyền thống.
Trung Quốc là một đấu thủ fintech tầm cỡ toàn cầu, với Alipay là công ty thanh toán trực tuyến lớn nhất thế giới, còn trong phân khúc bảo hiểm thì Ping An là số 1. Trong khi đó ở Ấn Độ, PayTm được là công ty thanh toán trực tuyến với hơn 122 triệu người sử dụng.
Trong xu thế phát triển này, các ngân hàng sẽ buộc phải thích ứng với hoàn cảnh. Mittal cho biết có hai cách có thể làm điều này. Đầu tiên, các dịch vụ số hóa phải cung cấp dịch vụ nhanh hơn, rẻ hơn, và dễ dàng hơn cho khách hàng. Ví dụ, việc mở tài khoản kỹ thuật số sẽ được thực hiện bằng điện thoại thông minh.
Thứ hai là lồng ghép hoạt động ngân hàng với cuộc sống hàng ngày của khách hàng. Qua đó, hiểu biết những gì khách hàng cần. Điều này đã được thực hiện bởi DBS Singapore thông qua ứng dụng "Home Connect", cho phép khách hàng tiềm năng có thể ước tính giá nhà khi mua dựa trên giá trung bình trong khu vực.
Giá thành thập, với khả năng mở rộng nhanh, các fintech có thể làmsuy yếu thị trường của câc ngân hàng truyền thống. Theo ông Mital, nếu không có sự cải thiện, lợi nhuận ròng từ lãi suất và thu nhập từ các dịch vụ của các ngân hàng truyền thông sẽ giảm tương ứng là 15% và 255 vào năm 2020. Trong khi đó, nếu như số hóa các dịch vụ, chi phí doanh thu có thể giảm 35%, thấp hơn mức 45% so với ngân hàng truyền thống..
Mặc dù fintech mang lại mối đe dọa, nhưng nó cũng tạo cơ hội cho các ngân hàng truyền thống hợp tác. Các ngân hàng vẫn gặp khó khăn khi mở các chi nhánh ở vùng sâu vùng xa do thiếu kinh phí, thiếu hệ thống giám sát và các nguyên tắc cho vay chặt chẽ.
Về phía mình các fintech cũng đối mặt với một số khó khăn, ví dụ như việc tiếp cận với các nguồn vốn giá rẻ. Hơn nữa, tại các nước khác nhau thì quy định về hệ thống tài chính cũng khác nhau và các quy định về kinh doanh thì cũng chưa rõ ràng.
Giải pháp không gì khác ngoài việc hợp tác. Các ngân hàng có thể sử dụng hệ thống công nghệ của fintech để tiếp cận với những khách hàng và các khu vực mà thông thường không thể tiếp cận nếu không mwor chi nhánh. Mặt khác, các fintech lại có thể tiếp cận với nguồn tài chính chi phí thấp để mở rộng hoạt động.
Đến giờ vẫn chưa rõ, hệ thống ngân hàng nào sẽ giành phần thắng, nhưng có điều chắc chắn là sẽ có ngân hàng tiến hành chuyển đổi và có cả những ngân hàng không vượt qua được sự tấn công của các fintech. Mittal kết luận.
Theo Digital News Asia