Sinh viên Đà Nẵng “tự chế” xích lô chạy bằng năng lượng mặt trời

Nhóm các sinh viên của trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng bao gồm Phạm Hồng Trường (trưởng nhóm), Nguyễn Thành Minh, Lê Hoàng sau 5 tháng nghiên cứu miệt mài đã cho ra đời sản phẩm “xích lô chạy bằng năng lượng mặt trời” và dự kiến sẽ đưa vào ứng dụng đầu tiên tại thành phố Đà Nẵng.
Tấm pin năng lượng mặt trời nhận ánh sáng mặt trời, nó sẽ chuyển thành điện năng chạy qua bộ điều khiển sạc và tiếp tục chuyển đến bình ắc-quy dự trữ điện và dòng điện được chuyển qua bộ điều khiển để cuối cùng tạo ra động cơ cho xe xích lô chạy.
Tấm pin năng lượng mặt trời nhận ánh sáng mặt trời, nó sẽ chuyển thành điện năng chạy qua bộ điều khiển sạc và tiếp tục chuyển đến bình ắc-quy dự trữ điện và dòng điện được chuyển qua bộ điều khiển để cuối cùng tạo ra động cơ cho xe xích lô chạy.

Một lần đang trên đường về quê, sinh viên Phạm Hồng Trường nhìn thấy sự vất vả cực nhọc của một bác lái xích lô lớn tuổi đang chở khách trên đoạn đường dài nắng nóng. Trường đã nảy sinh ra ý tưởng: Tại sao mình không nghiên cứu cách gì đó để xe xích lô vẫn hoạt động chở khách bình thường mà không cần phải dùng sức người?.

Khi được biết thông tin về cuộc thi nghiên cứu khoa học do Đoàn trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) kết hợp với Sở Khoa học và Công nghệ TP Đà Nẵng tổ chức, Trường đã cùng hai bạn Nguyễn Thành Minh, Lê Hoàng bắt tay vào nghiên cứu triển khai ý tưởng. Dù bước đầu gặp rất nhiều khó khăn như các bạn còn khá trẻ và thiếu kinh phí để mua vật tư thiết bị, nhưng 3 bạn sinh viên vẫn quyết tâm tạo cho ra được sản phẩm.

Các bạn đã tận dụng tối đa những vật dụng cũ để giảm bớt chi phí, chỉ mua thêm tấm pin năng lượng mặt trời, bộ điều khiển sạc, còn lại là mượn từ xe đạp điện cũ để “biến hóa” thành sản phẩm xích lô chạy bằng năng lượng mặt trời của mình.

Khi hỏi về nguyên tắc hoạt động của chiếc xích lô đặc biệt này, nhóm bạn sinh viên chia sẻ: “Sau khi tấm pin năng lượng mặt trời nhận ánh sáng mặt trời, nó sẽ chuyển thành điện năng chạy qua bộ điều khiển sạc và tiếp tục chuyển đến bình ắc-quy dự trữ điện và dòng điện được chuyển qua bộ điều khiển để cuối cùng tạo ra động cơ cho xe xích lô chạy.

Tác phẩm của nhóm bạn sinh viên Trường, Minh, Hoàng đã giành được giải Nhì của cuộc thi và được Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ về kinh phí cho nhóm để tiếp tục nghiên cứu và sớm đưa vào ứng dụng trong thực tế.

Đại diện Sở Khoa học  & Công nghệ Đà Nẵng cho biết: “Sở cùng với các ban ngành của thành phố đã đóng góp thêm nhiều ý kiến và giải pháp cũng như hỗ trợ kiến thức nghiên cứu chuyên sâu nhằm giúp các em có thể hoàn thiện và cải tiến sản phẩm của mình một cách tốt hơn nữa để mang lại nhiều tiện ích cho cộng đồng khi đưa vào thực tế ứng dụng.

Sinh viên Đà Nẵng “tự chế” xích lô chạy bằng năng lượng mặt trời ảnh 1

Tác phẩm của nhóm bạn sinh viên Trường, Minh, Hoàng đã giành được giải Nhì của cuộc thi và được Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ về kinh phí cho nhóm để tiếp tục nghiên cứu và sớm đưa vào ứng dụng trong thực tế.

Bước đầu sản phẩm xích lô chạy bằng năng lượng mặt trời đã đạt được thành công. Tuy nhiên, theo nhóm nghiên cứu thì sản phẩm thực tế vẫn còn nhược điểm, đó là ở thời điểm nhóm nghiên cứu chưa tìm được loại pin mặt trời dạng dẻo nên vẫn sử dụng những tấm pin cứng khiến xe nặng nề hơn.

Ngoài ra, do phần lớn các chi tiết của sản phẩm tận dụng từ những vật dụng cũ nên tính thẩm mỹ cũng kém hơn. ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch thành phố Đà Nẵng cho biết, nhóm nghiên cứu đã rất nỗ lực và sản phẩm ra đời có tính ứng dụng cao.

Trước mắt, Trung tâm sẽ đề xuất thành phố cho nghiên cứu và sản xuất thí điểm 10 chiếc xích lô chạy bằng năng lượng mặt trời. Song, nhóm nghiên cứu phải khắc phục những nhược điểm trên; đồng thời tính toán lại vấn đề chi phí sao cho khi đưa vào sử dụng, sản phẩm phải hoàn thiện về cả tính thẩm mỹ cũng như sự thân thiện với môi trường và đáp ứng yêu cầu của du khách.

Theo ICT News