Những “gã khổng lồ công nghệ” bao gồm Facebook, Instagram và Twitter sẽ phải đối mặt với các khoản tiền phạt lớn theo luật mới của Anh nếu họ không hành động đủ nhanh để xóa các nội dung khuyến khích khủng bố và lạm dụng tình dục trẻ em.
|
Sau vụ video khủng bố được đăng tải trên Facebook ở New Zealand, nhiều quốc gia tuyên bố sẽ phạt nặng các công ty công nghệ nếu không xóa kịp thời các nội dung mang tính bạo lực. Ảnh: Indianexpress
|
CEO của các công ty công nghệ có thể phải chịu trách nhiệm cá nhân nếu không gỡ bỏ kịp thời các nội dung bất hợp pháp mà người dùng đăng tải theo khung giờ quy định, tờ Home Office cho biết. Mức tiền phạt cụ thể sẽ được công bố sau một cuộc tham vấn trong thời gian tới. Sự lan truyền của tin tức giả và can thiệp vào các cuộc bầu cử cũng sẽ bị xử phạt theo luật mới này.
Vụ nổ súng ở New Zealand vào tháng 3 khiến 50 người Hồi giáo bị giết và một phần của vụ khủng bố đã bị chia sẻ hơn một giờ trên Facebook trước khi bị xóa được coi là giọt nước tràn ly khiến một số quốc gia đưa ra các đạo luật cứng rắn hơn về vấn đề này. Ở Anh, vào năm 2017, cũng diễn ra trường hợp tự tử của Molly Russell 14 tuổi. Theo những gì cha cô bé xấu số này đưa tin, cô bé đã thực hiện vụ tự sát sau khi xem các video tự tử trên mạng.
Các công cụ tìm kiếm cùng các dịch vụ nhắn tin trực tuyến, các trang web lưu trữ tệp sẽ bị điều chỉnh và kiểm duyệt bởi một cơ quan quản lý mới. Các công ty công nghệ phải có báo báo thường niên về việc xóa các nội dung độc hại như khủng bố, bạo lực, khiêu dâm hay các thông tin giả mạo.
Nói một cách đơn giản, các công ty công nghệ phải bảo vệ người dùng của họ và ngăn chặn các nội dung độc hại. Thư ký của văn phòng chính phủ Anh, Sajid Javid nhấn mạnh các đề xuất mới này sẽ bảo vệ công dân của Vương quốc Anh và đảm bảo rằng các công ty công nghệ phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của họ.
Theo Indianexpress