|
Ông Risto Siilasmaa -- Chủ tịch hãng Nokia. Ảnh: Reuters |
"Tôi nhận ra rằng mình không có kiến thức đủ sâu sắc về lĩnh vực này... Sau 30 năm, bây giờ thì tôi lại trở lại học lập trình", ông trao đổi với Reuters vào thứ Sáu qua e-mail.
"Tôi không muốn trở thành một nhà lập trình trí tuệ nhân tạo. Tôi muốn hiểu sâu về tiềm năng cũng như những hạn chế của AI".
Ngay từ khi bắt đầu khóa học, ông Siilasmaa đã thông báo cho Hội đồng quản trị của công ty hạ tầng viễn thông Phần Lan về chủ đề này.
"Tôi muốn nâng cao nhận thức ... về lĩnh vực này, bởi vì AI sẽ là động lực chính cho cuộc cách mạng công nghiệp đang diễn ra".
Trong khi vẫn duy trì đội ngũ các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp từ lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ đến các dịch vụ tài chính đã tỏ ra quan tâm đến trí tuệ nhân tạo nhằm sử dụng các thuật toán để phân tích dữ liệu để tìm kiếm mẫu đối chứng nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra.
Hiện hãng Nokia đang hướng việc cung cấp nhiều phần mềm tinh vi hơn, phức tạp hơn để phân tích cả núi dữ liệu mà các nhà khai thác mạng viễn thông thu thập, nhằm tạo ra các dịch vụ mạnh mẽ hơn và được cá thể hóa hơn.
Nokia bắt đầu triển khai từ năm nay các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tiềm năng bao gồm việc khắc phục sự cố tắc nghẽn mạng và phân tích lưu lượng để sử dụng trong xe ô tô tự lái và "các thành phố thông minh" với hàng tỷ thiết bị được kết nối qua mạng.
Siilasmaa nhận được sự ủng hộ cao trong việc chuyển đổi công ty Phần Lan từ một nhà sản xuất điện thoại di động yếu kém trở thành một trong những nhà sản xuất thiết bị mạng viễn thông lớn nhất thế giới.
"Tôi đã nhận ra rằng khi mình làm một cái gì đó ... rằng mọi người không quen nhìn thấy chủ tịch đang làm, điều đó truyền cảm hứng cho mọi người và khuyến khích họ thoát ra khỏi cách nghĩ xơ cứng", ông nói thêm.
Nokia đã bán doanh nghiệp điện thoại cho Microsoft vào năm 2014, và hãng này cũng hầu như đã từ bỏ thị trường thiết bị di động.
Tên tuổi của Nokia gần đây đã trở lại thị trường điện thoại thông minh thông qua hợp đồng cấp phép thương hiệu với hãng HMD Global.