Ray Dalio 'để mắt' tới Việt Nam, gợi ý những quốc gia đáng để đầu tư

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Huyền thoại đầu tư Ray Dalio cho rằng các quốc gia mới nổi có nền tài chính mạnh mẽ, trung lập trong các cuộc xung đột giữa các cường quốc, sẽ hấp dẫn để đầu tư, trong đó có Việt Nam.

Cuối tháng 9/2022, Ray Dalio đã chuyển giao thành công toàn bộ quyền biểu quyết và từ chức với tư cách là giám đốc đầu tư của Bridgewater Associates.

Ray Dalio thành lập Bridgewater Associates vào năm 1975 và phát triển nó thành một quỹ đầu cơ khổng lồ - với khối tài sản 150 tỉ USD - thông qua những phân tích sắc sảo về các xu hướng kinh tế vĩ mô.

Nhà đầu tư huyền thoại rời Bridgewater Associates trong bối cảnh nhiều ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất để hạ nhiệt lạm phát sau một thời kỳ dài duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng và thúc đẩy tăng trưởng dựa trên vay nợ.

Việc nâng lãi suất cao hơn đang làm suy yếu thị trường cổ phiếu và trái phiếu, đồng thời đe dọa đẩy các nền kinh tế lớn rơi vào suy thoái năm 2023. Trong khi đó, xung đột giữa các siêu cường cũng trở nên khó đoán hơn.

Tờ Barron's mới đây đã có cuộc phỏng vấn với Ray Dalio về chủ đề này, bao gồm những lập luận, phân tích và khuyến nghị đầu tư của nhà đầu tư huyền thoại. VietTimes trân trọng gửi tới độc giả bài chuyển ngữ của cuộc phỏng vấn này.

Ray Dalio - nhà sáng lập Bridgewater Associates

Ray Dalio - nhà sáng lập Bridgewater Associates

Ông thường nghiên cứu các sự kiện trong quá khứ để hiểu hiện tại và chuẩn bị cho tương lai. Vậy lịch sử cho ông biết điều gì về thời điểm hiện tại và điều gì có thể xảy ra trong những năm tới?

Có 5 động lực lớn thúc đẩy những gì đang xảy ra.

Một là sự gia tăng về quy mô và mức độ của khối nợ mà các ngân hàng trung ương đã góp phần tạo nên bằng cách 'in tiền'.

Tiếp đến là xung đột nội bội trong các quốc gia, giữa những người theo chủ nghĩa dân túy của cánh hữu và cánh tả. Xung đột này sẽ có những tác động lớn tới cách phân chia tài sản, thuế và việc hệ thống của chúng ta vận hành tốt như thế nào.

Thứ ba, xung đột giữa các siêu cường khi trật tự thế giới chuyển từ đơn cực sang lưỡng cực. Lịch sử cho thấy, các quốc gia hùng mạnh nhất có quyền lực tương đương nhau thường có xung đột về quyền lực, hệ tư tưởng, kể như: Nga - NATO, Trung Quốc - Mỹ.

Điều đó đang thay đổi trật tự thế giới theo những cách mà chúng ta chưa từng thấy kể từ giai đoạn từ năm 1930-1945.

Điều này dẫn đến việc các chính phủ ưu tiên tự cung tự cấp và chi tiêu quân sự hơn là sản xuất hiệu quả, từ đó gây ra các vấn đề chuỗi cung ứng làm gia tăng lạm phát.

Hai động lực còn lại là gì?

Đó là các thảm họa thiên nhiên (hạn hán, lũ lụt và đại dịch), các cuộc cách mạng và công nghệ do con người tạo ra.

Tôi đã không nhận ra cho đến khi tôi nghiên cứu lịch sử rằng hạn hán, lũ lụt và đại dịch đã lật đổ nhiều nền văn minh hơn và giết chết nhiều người hơn 3 động lực nêu trên cộng lại.

Mặt khác, khả năng thích ứng và phát minh ra công nghệ mới của con người là động lực lớn nhất và hiện đang tốt hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, máy tính đang giúp chúng ta suy xét tốt hơn và sự phát triển của thị trường đầu tư mạo hiểm đang cấp nguồn lực cho các doanh nhân sáng tạo thử nghiệm các ý tưởng của họ và nếu chúng khả thi sẽ được triển khai trên quy mô lớn.

Dựa trên nghiên cứu của ông về lịch sử và tính chu kỳ, những khu vực nào trên thế giới có vẻ hấp dẫn để đầu tư?

Trong khi một số nhà đầu tư lựa chọn các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản, thì một số khác lại lựa chọn những quốc gia mới nổi có nền tài chính mạnh mẽ và ổn định, có khả năng có thể trung lập trong các cuộc xung đột giữa các cường quốc và có cơ hội đầu tư hấp dẫn.

Các quốc gia này có thể là Singapore - được xem như trung tâm đầu tư vào khu vực ASEAN [Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á], các quốc gia như Indonesia và Việt Nam.

Ấn Độ sẽ có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong tất cả các quốc gia trong vòng 10 năm tới, và có cơ hội ở các khu vực Trung Đông và Bắc Phi, mặc dù thị trường vốn ở những nơi này vẫn còn trong giai đoạn đầu phát triển.

Điều quan trọng nữa là đầu tư vào Trung Quốc, nơi định giá đang rất hấp dẫn.

Và tôi bị thu hút bởi các doanh nghiệp xuất khẩu ở miền bắc Mexico vì chi phí lao động của họ hiện thấp so với Trung Quốc, và họ đang hưởng lợi từ làn sóng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc trở về Mỹ.

Ảnh: Wall Street Journal

Ảnh: Wall Street Journal

Những tác động của 'núi nợ' ngày càng cao và việc in tiền là gì?

Khi lãi suất chạm mức 0% và xảy ra khủng hoảng nợ giảm phát, các ngân hàng trung ương phải in tiền và mua hoặc bảo lãnh nợ. Họ đã làm điều đó gần đây nhất vào năm 2020, và trước đó là vào năm 2008 và 1933.

Ngân hàng trung ương phải đưa ra mức lãi suất đủ cao để hấp dẫn các chủ nợ nắm giữ tài sản nợ mà không làm cho chúng cao đến mức gây thiệt hại không thể chấp nhận được cho các con nợ.

Khi hành động cân bằng đó gặp khó khăn vì cả tài sản nợ và nợ phải trả đều rất lớn, các ngân hàng trung ương lập biểu đồ giữa lạm phát quá cao và nền kinh tế quá yếu, dẫn đến lạm phát đình trệ. Đó là những gì đang xảy ra bây giờ.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục tăng lãi suất một cách mạnh mẽ, hay dừng lại vào một thời điểm nào đó và “xoay trục”?

Tôi hy vọng họ sẽ làm chậm tốc độ và tạm dừng. Lãi suất phù hợp hiện nay có lẽ nằm trong khoảng 4,5% đến 5%.

Việc thắt chặn tín dụng cần có thời gian để hco thấy hiệu quả. Nó hiện bắt đầu ảnh hưởng đến nền kinh tế, thị trường nhà ở và các công ty vay nợ. Nhiều hộ gia đình vẫn chưa gặp vấn đề. Điều đó có thể sẽ không xảy ra trong 9 tháng tới.

Mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ như thế nào?

Tín dụng ngày càng eo hẹp vì mất cân đối cung/cầu. Cụ thể hơn, chính phủ liên bang đang thâm hụt ngân sách khoảng 5% tổng sản phẩm quốc nội, nghĩa là phải bán trái phiếu bằng 5% GDP.

Đồng thời, Fed đang thu hẹp bảng cân đối kế toán của mình bằng cách bán hoặc giải phóng lượng trái phiếu nắm giữ hiện tại khỏi các chương trình nới lỏng định lượng trước đó (tương đương với khoảng 5% GDP khác).

Không có đủ người mua những tài sản nợ này theo giá hiện tại, điều này sẽ khiến giá giảm và lợi suất tăng lên.

Tín dụng tư nhân bị giảm sút [sẽ xảy ra] do việc Fed tăng lãi suất trong ngắn hạn. Kết hợp, những điều này sẽ dẫn đến việc khu vực tư nhân phải đối mặt với chi phí đi vay cao hơn nhiều.

Nhu cầu chi tiêu không có hồi kết. Các sáng kiến ​​và biện pháp khắc phục hậu quả thay đổi khí hậu ước tính trị giá 9 nghìn tỉ USD mỗi năm, và việc tái thiết Ukraine sẽ tiêu tốn khoảng 700 tỉ USD đến 1 nghìn tỉ USD.

Mỹ cũng phải xây dựng lại cơ sở hạ tầng, chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng, cải thiện giáo dục, v.v.

Trong trường hợp đó, liệu những nỗ lực của Fed nhằm giảm cung tiền có vô ích?

Fed và chính phủ đang cố gắng loại bỏ những tài sản nợ mà họ đã tích lũy, nhưng họ không làm được nhiều.

Các ngân hàng trung ương hiện đang trong giai đoạn thắt chặt bởi vì họ đã nới lỏng quá tay. Họ đang tăng lãi suất và bán bớt một số công cụ nợ mà họ đã mua. Điều đó sẽ gây ra những vấn đề lớn vì thế giới đã định vị mình dựa trên tiền rẻ, vì vậy thế giới sẽ trải qua một cú sốc rút tiền.

Việc Fed bán tài sản nợ sẽ đi kèm với những người bán nợ khác, tạo ra quá nhiều người bán tài sản nợ so với người mua.

Để cân bằng cung cầu, tín dụng tư nhân sẽ phải co lại, điều này sẽ làm suy yếu cầu và nền kinh tế.

Sau đó, chúng ta sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo của chu kỳ.

Khi cuộc suy thoái lớn tiếp theo xảy ra và nỗi đau kinh tế lớn hơn nỗi đau lạm phát, bạn sẽ thấy Fed và các ngân hàng trung ương khác tiếp tục in tiền.

Sau đó, tỷ giá thực sẽ giảm trở lại, tiền sẽ trở nên rẻ hơn và dồi dào hơn, và tài sản phòng ngừa lạm phát và cổ phiếu công ty công nghệ/startup mới sẽ hấp dẫn nhất.

Các nhà đầu tư nên làm thế nào?

Trước tiên, hãy đảm bảo rằng bạn xem xét lợi nhuận đầu tư ròng theo lạm phát, bởi vì cách bạn có nhiều khả năng bị đánh thuế nhất là thông qua việc giảm giá trị của tiền.

Đừng cho rằng tiền mặt là một khoản đầu tư an toàn. Nếu tỷ lệ lạm phát là 6% và lãi suất tiền gửi chỉ là 4%, thì đó là khoản lỗ 2%.

Thứ nữa, hầu hết các nhà đầu tư sẽ đi vay để hỗ trợ vị thế nắm giữ tài sản dài hạn. Thị trường sẽ lao dốc khi những người đi vay để mua tài sản bị ép bán.

Sau khi họ bị siết nợ và phải bán, hoặc khi Fed bắt đầu in tiền và kiếm tiền từ nợ một lần nữa, đó sẽ là thời điểm để mua vào.

Chân thành cảm ơn ông!

Nguồn:

https://www.barrons.com/articles/ray-dalio-economy-markets-inflation-debt-politics-51668200667?mod=hp_DAY_2