Quyết liệt cuộc chiến tranh giành vaccine trên thế giới

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Với sự ra đời của vaccine, thế giới đã tiến gần hơn một bước đến việc miễn dịch quần thể. Nhưng hiện đang diễn ra sự tranh giành vaccine quyết liệt trên toàn cầu do sự mất cân đối giữa cung và cầu. 
Sản xuất không đáp ứng được nhu cầu là căn nguyên của cuộc chiến tranh giành vaccine SARS-CoV-2 quyết liệt toàn cầu hiện nay (Ảnh: Dwnews).
Sản xuất không đáp ứng được nhu cầu là căn nguyên của cuộc chiến tranh giành vaccine SARS-CoV-2 quyết liệt toàn cầu hiện nay (Ảnh: Dwnews).

Cuộc chiến tranh giành vaccine ngày càng kịch liệt. 4 nước Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ ngày 12/3 sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo đầu tiên của họ. Theo tin của các cơ quan truyền thông, Ấn Độ sẽ yêu cầu Mỹ, Nhật Bản và Australia cung cấp đầu tư cho họ, với hy vọng tăng năng lực sản xuất vaccine SARS-CoV-2 để chống lại "chính sách ngoại giao vaccine" của Trung Quốc.

Người giàu cũng khóc

Vào ngày 4/3, Italy đã ngăn chặn xuất khẩu 250.000 liều vaccine SARS-CoV-2 của AstraZeneca được sản xuất tại nước này sang Australia. Trước đó, Liên minh Châu Âu và Vương quốc Anh cũng đã bùng nổ cuộc chiến giành giật vaccine. Nguyên nhân là do AstraZeneca sản lượng không đủ và không thể cung cấp cho EU theo kế hoạch.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 8/3 rằng cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Wirtschaftswoche (Tuần kinh doanh) của Đức: AstraZeneca vẫn chưa đạt được mục tiêu giao hàng cho EU và chỉ ra rằng từ tháng 12/2020 tới ngày 3/3/2021, AstraZeneca mới giao không đầy 10% đơn hàng được đặt. EU dự kiến ​​lúc này lẽ ra đã có có 100 triệu liều vaccine, có nghĩa là còn thiếu 90 triệu liều. Bà Von der Leyen nói lệnh cấm xuất khẩu vaccine AstraZeneca của Italy không nhất thiết phải là một sự kiện đơn lẻ. Bà dường như ám chỉ rằng tình huống tương tự có thể lại xảy ra.

Vaccine AstraZeneca hiện được nhiều nước trên thế giới sử dụng nhất (Ảnh: Dwnews).

Vaccine AstraZeneca hiện được nhiều nước trên thế giới sử dụng nhất (Ảnh: Dwnews).

Australia rất bất bình với việc EU ngăn chặn việc AstraZeneca xuất khẩu 250.000 liều vaccine. Bộ trưởng Thương mại Australia Dan Tehan đã lên tiếng chỉ trích quyết định này của EU là "chủ nghĩa bảo hộ vaccine", đồng thời Australia có kế hoạch đoàn kết với Canada và Nhật Bản để gây áp lực lên EU nhằm đảm bảo họ được cung cấp vaccine đúng thời hạn.

Một cuộc chiến khác là cuộc chiến về vaccine nổ ra giữa Anh và Liên minh châu Âu hồi cuối tháng 1 năm nay. Nguyên nhân của vụ việc là do AstraZeneca ngày 22/1 cho biết, do hạn chế về năng lực, việc cung cấp vắc xin cho EU trong quý đầu tiên của họ năm nay đã giảm từ 80 triệu liều ban đầu xuống còn 31 triệu liều và nói sẽ ưu tiên cho Vương quốc Anh. Liên minh châu Âu mấy tháng trước đã trả 336 triệu euro cho 4 nhà máy của hãng dược phẩm này. Do đó, EU tỏ ra rất bất bình trước cách hành xử của AstraZeneca.

Vào ngày 29/1, Liên minh châu Âu đã thông báo về việc thực hiện "cơ chế xuất khẩu vaccine minh bạch". Cơ chế này yêu cầu tất cả các công ty sản xuất vaccine trong EU khi xuất khẩu vaccine ra bên ngoài phải được các nước thành viên EU cho phép. EU giải thích rằng cơ chế này không phải là lệnh cấm xuất khẩu và sẽ được thực hiện sớm nhất vào cuối tháng 3. Mục đích là để đảm bảo các quốc gia thành viên EU có được vaccine mà họ đã đặt hàng.

Tỷ lệ người dân các nước đã được tiêm chủng vaccine SARS-CoV-2 đến ngày 10/3 (Biểu đồ của ourworldindata.org).

Tỷ lệ người dân các nước đã được tiêm chủng vaccine SARS-CoV-2 đến ngày 10/3 (Biểu đồ của ourworldindata.org).

Ngày 29/1 EU cũng cho biết họ sẽ sử dụng một điều khoản trong thỏa thuận "Brexit" được ký kết giữa họ và Vương quốc Anh để hạn chế xuất khẩu vaccine từ Liên minh châu Âu sang Anh. Sau khi các nhà lãnh đạo EU và Anh điện đàm, EU đã nới lỏng lập trường vào ngày 30/1 và ngừng đề cập đến điều khoản trên. Nhưng lệnh cấm xuất khẩu vaccine của Italy sang Australia vẫn được coi là không sai.

EU không thừa nhận các cáo buộc về "chủ nghĩa dân tộc vaccine". Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel ngày 9/3 tuyên bố rằng mặc dù Vương quốc Anh và Mỹ đã cấm hoàn toàn việc xuất khẩu vaccine SARS-CoV-2, nhưng EU vẫn không ngừng việc xuất khẩu. EU cho rằng các biện pháp mà họ thực hiện chỉ nhằm cho phép các công ty dược phẩm thực hiện các đơn đặt hàng và không liên quan gì đến lệnh cấm xuất khẩu vaccine.

Phía Anh nhanh chóng phản bác lại nhận xét của ông Michel, nói rằng Anh không ngăn cản việc xuất khẩu bất kỳ loại vaccine nào. “Bất kỳ tuyên bố nào về Vương quốc Anh cấm xuất khẩu hoặc hạn chế vaccine đều là hoàn toàn sai trái”.

Mỹ chưa bình luận về nhận xét của Michelle. Tuy nhiên, có một thực tế là Mỹ đã thực hiện lệnh cấm xuất khẩu vaccine. Vào tháng 12/2020, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Donald Trump đã ký một sắc lệnh, theo đó Mỹ được quyền ưu tiên có được vaccine SARS-CoV-2 và các loại vaccine liên quan được ưu tiên sử dụng tại Mỹ trước khi xuất khẩu. Khi Joe Biden lên nắm quyền, ông đã kế thừa lệnh cấm xuất khẩu vaccine của ông Trump. Ngoài ra, vào tháng 2, chính quyền Biden thông báo sẽ thông qua Luật Sản xuất Quốc phòng để tăng nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất vaccine tại địa phương.

Điều này đã dẫn đến sự thiếu hụt nguyên liệu cho các nhà sản xuất vaccine khác nhập khẩu nguyên liệu từ Mỹ. Giám đốc điều hành Adar Poonawalla của Viện Huyết thanh Ấn Độ (Serum Institute of India) hôm 5/3 cho biết: “Chúng tôi là nhà sản xuất chính của vaccine Novavax và cần nhập khẩu những nguyên liệu này từ Mỹ. Nếu chúng tôi muốn xây dựng năng lực sản xuất trên phạm vi toàn cầu, việc chia sẻ những nguyên liệu thô quan trọng này sẽ trở thành yếu tố hạn chế chính. Cho đến nay, không ai có thể giải quyết được vấn đề này”.

Thư ký Báo chí Nhà Trắng, bà Jen Psaki hôm 1/3 cho biết Mỹ sẽ không chia sẻ loại vaccine SARS-CoV-2 với các nước khác cho đến khi tất cả người Mỹ đều được tiêm chủng. Bà Psaki nói rằng Tổng thống Biden đã nói rõ ông sẽ tập trung vào việc đảm bảo rằng mọi người Mỹ đều có thể tiếp cận với loại vaccine SARS-CoV-2. “Một khi đã hoàn thành mục tiêu này, chúng tôi sẽ rất vui được thảo luận về các hành động tiếp theo”.

Bà Jen Psaki: Mỹ sẽ không chia sẻ loại vaccine SARS-CoV-2 với các nước khác cho đến khi tất cả người Mỹ đều được tiêm chủng (Ảnh: AP).

Bà Jen Psaki: Mỹ sẽ không chia sẻ loại vaccine SARS-CoV-2 với các nước khác cho đến khi tất cả người Mỹ đều được tiêm chủng (Ảnh: AP).

Dưới thời chính quyền Donald Trump, chính phủ Mỹ đã ký hợp đồng trị giá 1 tỷ USD với Công ty Johnson & Johnson để cung cấp 100 triệu liều SARS-CoV-2. Theo hợp đồng, Johnson & Johnson cần giao lô hàng 37 triệu liều đầu tiên vào cuối tháng 3 năm nay. Tuy nhiên, Johnson & Johnson chỉ ra rằng do năng lực sản xuất không đủ, chỉ có 20 triệu liều có thể được giao vào cuối tháng 3. Trước tình hình đó, chính phủ Joe Biden mới đây đã thúc giục nhà sản xuất dược phẩm Merck hợp tác với Johnson & Johnson để bù đắp những thiếu sót do không đủ năng lực sản xuất.

Nga, Trung Quốc và Ấn Độ tham chiến

Sự mâu thuẫn giữa cung và cầu ngày càng trở nên nổi cộm. Theo ước tính của nhiều chuyên gia y tế, toàn thế giới cần ít nhất 10 tỷ liều vaccine để đạt được miễn dịch quần thể (hay miễn dịch cộng đồng). Các hãng sản xuất dược phẩm lớn đã công bố kế hoạch năng lực sản xuất của họ cho năm 2021, theo ước tính tổng sản lượng 10 tỷ liều vaccine dự kiến ​​có thể thực hiện được.

Tuy nhiên, việc AstraZeneca, Pfizer và Johnson & Johnson không hoàn thành mục tiêu lượng cung trong quý đầu tiên đã phủ bóng đen lên kế hoạch đầy tham vọng như vậy. Bị ảnh hưởng bởi điều này, Liên minh châu Âu bắt đầu chấp thuận mua vaccine Sputnik V của Nga và Hungary bắt đầu đặt hàng vaccine của Trung Quốc.

Các nước trên thế giới sử dụng vaccine của Trung Quốc (màu nâu), Nga (xanh da trời) và Ấn Độ (xanh lá cây) trên thế giới (Ảnh: Dwnews).

Các nước trên thế giới sử dụng vaccine của Trung Quốc (màu nâu), Nga (xanh da trời) và Ấn Độ (xanh lá cây) trên thế giới (Ảnh: Dwnews).

Hiện tại, Trung Quốc đã gửi vaccine đến một số nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh thông qua vừa quyên tặng vừa bán. Nếu kế hoạch sản lượng năm 2021 của Trung Quốc được thực hiện, tổng cộng Trung Quốc có thể sản xuất gần 5 tỉ liều vắc xin. Con số này khá ấn tượng. Dựa trên ước tính trên thế giới cần khoảng 10 tỷ liều vaccine, thì Trung Quốc sẽ chiếm một nửa thị trường vaccine toàn cầu.

Các nước hy vọng vaccine sẽ giúp thoát khỏi dịch bệnh và khôi phục nền kinh tế. Các nước đang phát triển sẽ không cam chịu chờ đợi vaccine được tiêm chủng sau khi phương Tây đã hoàn thành phân phối. Ngoài ra, SARS-CoV-2 đang đột biến hàng ngày và các vi rút đột biến mới đã xuất hiện ở Vương quốc Anh, Nam Phi và Nhật Bản. Liệu vaccune hiện tại có hiệu quả chống lại vi rút đột biến hay không vẫn chưa được biết. Nếu tốc độ sản xuất vaccine kém xa tốc độ đột biến của vi rút, thì kết quả tồi tệ nhất là vaccine không có hiệu quả chống lại vi rút và hy vọng đạt được miễn dịch quần thể của con người sẽ tiêu tan. Điều này cũng sẽ thúc đẩy các quốc gia hành động để khai thác các kênh mua vaccine.

Sau khi vaccine của Trung Quốc được ngày càng nhiều nước đang phát triển chấp nhận và đã trải qua một số thử nghiệm nhất định (các vấn đề kỹ thuật và an toàn như phản ứng có hại của tiêm chủng đã được xác minh), điều này sẽ thúc đẩy nhiều quốc gia, bao gồm cả Liên minh châu Âu chuyển sang sử dụng vaccine Trung Quốc.

Bản đồ thể hiện tình trạng tiêm vaccine của các nước trên thế giới (Bản đồ của trang ourworldindata.org).

Bản đồ thể hiện tình trạng tiêm vaccine của các nước trên thế giới (Bản đồ của trang ourworldindata.org).

Mỹ và Châu Âu vẫn đang tranh giành khốc liệt về vaccine, và làm thế nào để tăng nhanh năng lực sản xuất chính là chìa khóa. Trung Quốc nhanh chóng thành lập các xưởng sản xuất và tăng năng lực sản xuất để có được vị thế trong cuộc chiến vaccine toàn cầu này. Có thể hình dung rằng thị phần và vai trò của Trung Quốc trong thị trường vaccine toàn cầu tương lai là một bằng chứng khác về “Made in China”.

Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tiết lộ trong cuộc họp báo ngày 7/3, Trung Quốc đã cung cấp và hỗ trợ vaccine miễn phí cho 69 quốc gia đang phát triển cần khẩn cấp, đồng thời xuất khẩu vaccine cho 43 quốc gia. Trung Quốc trước đó đã nhiều lần tuyên bố rằng họ sẽ coi vaccine là "hàng hóa công cộng" cung cấp cho toàn cầu; tới đây có thể sẽ có thêm nhiều quốc gia nhận được vaccine của Trung Quốc.

"Vắc xin Trung Quốc đang càn quét thế giới", như mô tả của truyền thông phương Tây. Trên thực tế, không chỉ vaccine của Trung Quốc mà vaccine của Nga cũng đã được nhiều nước đang phát triển sử dụng. Điều này đã khiến truyền thông phương Tây cảm thấy ghen tị, cho rằng Trung Quốc và Nga đang lợi dụng cơ hội để mở rộng ảnh hưởng. Ngay cả Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng có ý thức về nguy cơ này; ông kêu gọi: “Châu Âu và Mỹ cần vận chuyển ngay lập tức số lượng đầy đủ vaccine SARS-CoV-2 sang châu Phi, nếu không các nước châu Phi sẽ mua vaccine từ Trung Quốc và Nga. Điều này sẽ khiến lực lượng phương Tây chỉ tồn tại trong khái niệm mà thôi”.

Cũng có cơ quan truyền thông coi việc phân phối toàn cầu vaccine của Trung Quốc và vaccine của Ấn Độ (vaccine AstraZeneca do Viện huyết thanh học của Ấn Độ sản xuất) là một "cuộc chạy đua" về ngoại giao vaccine.

Các loại vaccine Trung Quốc, Nga và Ấn Độ có thể được ngày càng nhiều quốc gia sử dụng. Một mặt, do hiệu quả của chúng đều vượt quá ngưỡng 50% do Tổ chức Y tế Thế giới quy định. Mặt khác, các nước phát triển lớn đã sớm đặt vaccine từ Các công ty dược phẩm phương Tây như AstraZeneca, Pfizer, Modena, v.v. Thống kê cho thấy phương Tây đã đặt hàng ít nhất 60% số vaccine trên thế giới.

Do đó, tỷ trọng của các công ty dược phẩm phương Tây để lại cho các nước đang phát triển là không nhiều. Các nước đang phát triển cũng đã mở rộng nguồn cung cấp vaccine hết mức có thể, vừa tìm kiếm hợp tác với các nhà sản xuất lớn của phương Tây, vừa lựa chọn vaccine từ Trung Quốc, Nga và Ấn Độ.

Bản đồ các nước và khu vực trên thế giới được nhận vaccine thông qua cơ chế COVAX từ tháng 1 đến 8/3/2021. Màu nâu là vaccine AstraZeneca, màu xanh là vaccine của Pfizer (Ảnh: Dwnews).

Bản đồ các nước và khu vực trên thế giới được nhận vaccine thông qua cơ chế COVAX từ tháng 1 đến 8/3/2021. Màu nâu là vaccine AstraZeneca, màu xanh là vaccine của Pfizer (Ảnh: Dwnews).

Chìa khóa để giải quyết vấn đề

Vắc xin đã trở thành một nguồn tài nguyên khan hiếm, và một thực tế đáng thất vọng là các nước nhỏ và các nước kém phát triển nhất có khả năng xếp cuối bảng xếp hạng tiêm chủng. Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã chú ý đến tình trạng này, và cơ chế COVAX do WHO đi đầu thành lập đã bắt đầu phân phối vaccine cho các nước nghèo ở châu Phi, châu Mỹ Latinh và châu Á.

Thế giới hiện hy vọng sử dụng vaccine để đạt được miễn dịch quần thể, từ đó khôi phục nền kinh tế và giao lưu nhân sự. Việc phân phối và cung cấp vaccine sẽ là tâm điểm chú ý trong một hoặc hai năm tới. Đối với thế giới, việc cung cấp và phân phối càng nhanh càng tốt, càng nhiều càng tốt.

Thế giới đang thiếu vaccine. Về mặt phân phối vaccine toàn cầu, các nước phát triển phương Tây đã đặt hàng hầu hết các loại vaccine và đang trong giai đoạn tiêm chủng đầu tiên. Tuy nhiên, ai sẽ là người được ưu tiên cung ứng những vaccine đã đặt hàng này đang là một vấn đề nan giải.

Điểm mấu chốt của vấn đề là mặc dù các quốc gia đặt mua vaccine theo quy luật thị trường mua trước được trước, trả giá cao hơn thì được, nhưng vaccine không phải là loại hàng hóa thông thường. Vaccine là lợi khí cần thiết để khôi phục trật tự xã hội và cứu nền kinh tế; các nước sẽ không bỏ qua nhu cầu của chính họ và để vaccine tự do lưu chuyển. Bàn tay vô hình phân phối vaccine và bàn tay hữu hình cũng đang can thiệp vào việc phân phối vaccine.

Thực trạng hiện nay khiến mọi người phải suy ngẫm. Nếu vaccine không nên là hàng hóa tự do lưu động, phải chăng cần cân nhắc nhiều hơn đến nhu cầu thực tế trong việc phân phối vaccine toàn cầu, hơn là các quốc gia đặt hàng theo sức của mình? Làm thế nào để việc phân phối vaccine trên toàn cầu thực sự tránh được chủ nghĩa dân tộc?

Anh, Mỹ và Liên minh châu Âu đều có đầy đủ kinh phí để đặt hàng vaccine trước và họ hiện vẫn đang phải đối mặt với tình thế không thể nhận được vaccine. Điều này cho thấy cuộc chiến vaccine, suy cho cùng, là một cuộc đọ sức về năng lực, ai sản xuất thì được sử dụng trước, có chuỗi sản xuất mới có sức cạnh tranh.

(Theo Dwnews)