
Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) tại Mỹ, Nga đang có kế hoạch trong năm nay mua 200.000 xe mô tô do Trung Quốc sản xuất, 30.000 xe chạy trên mọi địa hình (All-Terrain Vehicle, ATV) và 12.000 xe việt dã (Off-Road Vehicle,ORV). Nếu thương vụ hoàn tất, lực lượng bộ binh Nga sẽ chuyển mình thành “bộ binh cơ giới hóa bằng mô tô” thật sự.
Vì sao Nga lại chuyển sang xây dựng đơn vị mô tô?
Điều này trước đây là điều không tưởng. Trong Thế chiến II, mô tô từng là phương tiện chủ lực, nhưng sau chiến tranh dần bị “xếp xó”. Khi xung đột Nga–Ukraine mới bắt đầu, cả hai bên đều gần như không sử dụng mô tô. Nhưng sau khi gặp khó khăn trên chiến trường, Nga thử nhiều cách, cuối cùng sử dụng mô tô trở lại, càng dùng càng thấy hiệu quả.

Điều này trước đây là điều không tưởng. Trong Thế chiến II, mô tô từng là phương tiện chủ lực, nhưng sau chiến tranh dần bị “xếp xó”. Khi xung đột Nga–Ukraine mới bắt đầu, cả hai bên đều gần như không sử dụng mô tô. Nhưng sau khi gặp khó khăn trên chiến trường, Nga thử nhiều cách, cuối cùng mang mô tô trở lại, càng dùng càng thấy hiệu quả.
Lý do đơn giản: Nga không thể tiếp tục tiêu hao xe tăng và thiết giáp. Chiến trường Nga–Ukraine hiện dày đặc mìn, tên lửa chống tăng và UAV tràn ngập bầu trời. Tỷ lệ tổn thất xe tăng, bọc thép cao đến đáng sợ. Một chiếc xe tăng có thể tốn cả triệu USD. Mỗi chiếc bị tiêu diệt không chỉ là mất tiền mà còn mất sức sản xuất: hiện Nga chỉ sản xuất được khoảng 200 xe tăng mới mỗi năm, cộng thêm xe cũ nâng cấp thì tổng cũng chỉ hơn 1.000 chiếc. Kho dự trữ xe tăng thì gần cạn. Nếu chiến tranh kéo dài thêm 2 năm, Nga có thể hết sạch xe tăng.
Một chiếc xe tăng chủ lực T-90M có giá tiền của hơn 1.000 xe mô tô. Một mô tô chở được 2 lính, như vậy với chi phí của một xe tăng, có thể huy động 2.000 lính xung phong bằng mô tô. Tốc độ di chuyển vượt địa hình của mô tô cũng nhanh hơn xe tăng, mục tiêu lại nhỏ hơn, ít bị tên lửa chống tăng hoặc mìn nhắm trúng. So với bộ binh đi bộ thì tốc độ xung phong nhanh hơn gấp 10 lần, mà diện tích mục tiêu lại không lớn hơn bao nhiêu, tỷ lệ sống sót cao hơn hẳn.

Nga thay đổi cả hệ thống huấn luyện để thích nghi
Lần này, quân đội Nga không chỉ mua ồ ạt 200.000 mô tô, mà còn thay đổi tận gốc hệ thống huấn luyện đào tạo. Hiện tại, Nga tích cực thu gom mô tô và xe địa hình, không chỉ đặt mua số lượng lớn từ Trung Quốc, mà còn xây dựng sân tập chuyên biệt
Khoảng 200 trung tâm huấn luyện quân sự trên toàn quốc sẽ phải mở thêm sân tập lái mô tô, mua sắm thiết bị mới và đào tạo giáo viên. Cuối tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, ông Belousov, trong chuyến thị sát tại Học viện Chỉ huy Quân sự Cao cấp Novosibirsk và Trung tâm huấn luyện Krasnodar đã trực tiếp ra lệnh trang bị mô tô và ATV cho học viện và trung tâm, yêu cầu các học viên luyện tập chiến thuật xung phong bằng mô tô ngay từ thời kỳ còn đang học trong trường.
Kinh nghiệm từ chiến trường và lực lượng Wagner
Từ cuối năm 2024, quân Nga đã thử nghiệm chiến thuật mô tô trong trận tấn công Pokrovsk, và sau đó xây dựng thành quy trình chính quy, hiện đang được mở rộng ra các mặt trận khác. Có tin, Bộ Quốc phòng còn định mời các cựu lính đánh thuê Wagner làm huấn luyện viên — những người dày dạn kinh nghiệm trận mạc và có cách dùng mô tô xung phong rất riêng.

Trước đây, mô tô trong quân đội chủ yếu là do quyên góp hoặc lính tự mua, nhưng từ năm 2024, quân đội Nga đã chính thức mua 40.000 xe mô tô từ Trung Quốc. Kế hoạch là đến cuối năm 2025 sẽ mua thêm 200.000 xe mô tô và 30.000 xe địa hình.
Những mặt trái của chiến thuật mô tô
Chiến trường Nga–Ukraine chủ yếu là chiến tranh trận địa, nơi xe tăng yểm trợ, còn bộ binh là lực lượng chủ công. Nhưng bộ binh mang vác nhiều, di chuyển chậm, mô tô giúp giải quyết bài toán cơ động, lại có thể chở thêm trang bị.
Dĩ nhiên, tổn thất mô tô trên chiến trường cũng không ít, nên việc chuẩn hóa chiến thuật là điều bắt buộc. Hiện nay, tốc độ tiến quân của lính mô tô vẫn chưa vượt trội nhiều so với đi bộ, việc tích hợp mô tô vào tác chiến còn nhiều chi tiết phải điều chỉnh.
Dùng mô tô để đánh trận không phải là chuyện mới, nhưng “dùng thế nào cho đúng lại là một môn khoa học”. Quân đội Nga vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện.

Ảnh: QQnews.
Dù tỷ lệ sống sót tốt hơn so với bộ binh đi bộ, mô tô vẫn rất dễ bị súng máy và UAV tấn công, sát thương. Theo một báo cáo, một lữ đoàn Nga đã mất 127 xe mô tô chỉ trong 2 tuần, và trong trận chiến Pokrovsk, có tới 72 chiếc bị phá hủy trong vòng 30 phút. Mức tổn thất này rất lớn, nếu kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của quân đội Nga.
Thực ra, việc Nga sử dụng chiến thuật mô tô là hợp lý, phù hợp với tình hình thiếu xe tăng, thừa nhân lực. Nhưng để áp dụng lâu dài, họ phải giảm thương vong, bằng cách kết hợp thêm UAV trinh sát, tác chiến điện tử và hỗ trợ của không quân, tức là xây dựng một năng lực hiệp đồng tác chiến hiện đại.
Ba năm sau khi xung đột nổ ra, quân đội Nga từ một đội quân “dòng lũ thép ba mặt giáp công” đã chuyển sang “bộ binh mô tô xung phong”, điều đó đáng để các nước khác rút ra bài học kinh nghiệm.
Chiến tranh Nga-Ukraine cho các nước khác bài học lớn: Chiến tranh hiện đại tiêu hao cực lớn; nếu tiến hành, phải chuẩn bị sẵn kho vũ khí và thiết bị đầy đủ; chi phí thiết bị quân sự rất đắt đỏ, khi buộc phải chiến đấu lâu dài, cần tận dụng sản phẩm công nghiệp dân dụng để hỗ trợ chiến tranh.

Nga “nắn gân” đối thủ bằng 728 UAV: Ukraine cầu viện khẩn cấp, NATO vào thế sẵn sàng

Gần một nửa số dân Ukraine tin rằng đất nước sẽ bị tàn phá vào năm 2035
