Quân đội Nga học được kinh nghiệm chiến đấu đáng giá ở Syria

Quân đội  Nga học được kinh nghiệm chiến đấu đáng giá ở nội chiến Syria, ngay cả nếu như cuộc can thiệp quân sự thất bại, theo trang National Interest.
Quân đội Nga học được kinh nghiệm chiến đấu đáng giá ở Syria

Thời gian qua, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định yểm trợ quân sự cho quân đội của người đồng cấp Syria Bashar Assad, giới truyền thông phương tây đều nói bóng gió, rằng đó là sự khởi đầu của một thất bại thứ hai của quân đội  Nga, ám chỉ việc Liên Xô từng không thành công trong cuộc chiến chống quân Hồi giáo thánh chiến mujahideen ở Afghanistan những năm 1980.

Nhưng  trong bài viết “quân đội Nga đuổi kịp phương tây khi chiến đấu ở Syria”  ởNational Interest, tác giả Blake Franko - một nhà nghiên cứu địa chính trị ở Nga , Đông Âu nêu báo New York Times đã ghi nhận quân đội Nga học được kinh nghiệm chiến đấu đáng giá từ cuộc nội chiến Syria:

Chiến trường này chính là nơi Nga phô trương sức mạnh quân sự hiện đại. Máy bay ném bom của Nga hiện được chiến đấu cơ Su-30 hộ tống và gắn tên lửa không đối không, trực thăng tấn công xuất kích từ hai căn cứ mới ở tây bắc Syria. Chiến dịch không kích sẽ tiếp tục khi đã có thêm 2 căn cứ này.  

Cơ hội để quân đội Nga rút kinh nghiệm chiến đấu thực tiễn

Ngoài những lý do chính trị ủng hộ một đồng minh nắm nhiều quyền lợi khu vực, cũng như tung cú đấm vào chính sách Trung Đông của chính phủ Mỹ- quân đội Nga đang tiếp tục “hành quân” tới trình độ chuyên nghiệp.

Ông Putin đã giới thiệu sự tiến bộ của quân đội Nga, thông qua việc sử dụng những cuộc không kích chính xác, các vụ tấn công bằng tên lửa hành trình, thậm chí phóng một tên lửa hành trình từ tàu ngầm và máy bay ném bom chiến lược tầm xa.

Quân đội  Nga cũng có dịp thử nghiệm tính hiệu quả chiến đấu của công nghệ tên lửa mới, khả năng điều phối giữa các binh chủng.

Đó là các điều kiện cho phép Nga phô trương sức mạnh quân sự trong thế giới thực, không bị hạn chế ở những cuộc tập trận đột xuất nữa.

Việc Nga phóng tên lửa từ tàu ngầm, cho thấy công cuộc hiện đại hóa quân sự được tiếp tục, với sự xuất hiện của các loại vũ khí đạt độ chính xác cao, được Nga tung vào thử nghiệm tính chính xác ở điều kiện chiến đấu thực.

Quân đội Nga còn sử dụng nhiều loại bom không điều khiển, có thể gây thương vong cho dân thường Syria, theo tình báo không quân Mỹ.

Dù Nga vấp một số trục trặc kỹ thuật của tên lửa hành trình, các nhà hoạch định quân sự phương tây vẫn phải e ngại, về trình độ sử dụng tên lửa hiện đại và chiến đấu cơ của Nga.

Tàu chiến Nga phóng tên lửa hành trình từ biển Caspian
Tàu chiến Nga phóng tên lửa hành trình từ biển Caspian

 Quân đội Nga thu hẹp cách biệt với các lực lượng hiện đại khác  

Dù Nga bị cấm vận kinh tế, phương tây tẩy chay, người Nga đã có thể thu hẹp cách biệt đáng kể với các lực lượng quân sự hiện đại khác.

Việc thử nghiệm các vũ khí mới đã cho phép không quân, lính nhà nghề và đặc nhiệm Nga có thêm kinh nghiệm chiến đấu đáng giá.

Đã có thông tin xe tăng T-90 của Nga được triển khai ở rìa căn cứ Latakia, nhưng Nga chưa quyết tung quân bộ binh vào trận.

Chiến lược của Nga cho đến nay, là cẩn trọng tính toán, nhằm hạn chế tối đa tổn thất cho quân nhân. Ông Putin đã nói sự yểm trợ của Nga chỉ là những cuộc không kích, và Nga chỉ hành động khi quân đội Assad thua to trước các nhóm quân nổi dậy trong 4 năm rưỡi qua.   

Nga hiện chỉ có khoảng 1 tiểu đoàn bộ binh để bảo vệ các căn cứ không quân Nga ở Syria.

Có thông tin Nga sẽ tung “quân tình nguyện” vào Syria, là những người đã có kinh nghiệm chiến đấu ở đông Ukraine. Nhưng nếu đúng, lực lượng này chỉ để kéo dây cót tinh thần cho các đơn vị bộ binh, vì cũng nhằm hạn chế sự liên quan của Nga.

Cũng có thông tin, rằng trong khi lính đặc nhiệm Nga sẽ bảo vệ các căn cứ không quân Latakia (có cả tên lửa phòng không S-400) để chống quân nổi dậy chiếm hậu cứ của ông Assad, lực lượng  Spetsnaz sẽ giữ vai trò tấn công.

Nếu các thông tin này đúng, kinh nghiệm chiến đấu lại các nhóm Hồi giáo cực đoan cũng sẽ có ích, nếu như xảy ra bạo lực ở các nước cộng hòa thuộc Nga ở vùng Caucasus đầy bất ổn, buộc quân đội Nga phải can thiệp.

Lính đặc nhiệm Nga Spetsnaz
Lính đặc nhiệm Nga Spetsnaz

 Dù sự liên quan của Nga ở Syria là hạn chế, nội chiến ở nước này là cơ hội, để quân đội Nga rèn luyện, điều phối các hoạt động trên chiến trường.

Nga đã có nhiều cuộc tập trận quy tụ những 90.000 quân, có nghĩa rầm rộ hơn các cuộc tập trận của phương tây. Nhưng đấy chỉ là cuộc tập trận, cho thấy Nga có khả năng triển khai quân nhanh, mà không cho thấy tính hiệu quả chiến đấu.

Nay, Nga chiến đấu ở Syria, phi công có dịp thật sự xuất kích tấn công các mục tiêu, thu thập kinh nghiệm thực tiễn đồng thời yểm trợ một đồng minh trong khu vực.

Chuyên gia Blanko  viết: việc Nga can thiệp vào nội chiến Syria có thể khiến ông Putin bị ám ảnh, vì đã có nhiều vấn đề cần giải quyết ở Nga.

Nó có thể là một cuộc can thiệp tốn kém, vô ích, không có kết quả rõ ràng, nhất là sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một máy bay ném bom Nga.

Tuy nhiên, Nga đã nhìn thấy những kết quả của công cuộc chuyên nghiệp hóa quân đội, khi chiến đấu ở Syria.

Lực lượng Nga ở Syria có được nhiều kinh nghiệm, sự điều phối giữa các lực lượng sẽ được cải thiện đáng kể, như Nga từng sử dụng các cuộc xung đột quân sự trước đây để rút tỉa các bài học nhiều giá trị.

Trên hết, cuộc can thiệp quân sự ở Syria cho thấy, rằng ít nhất trong một thời gian ngắn, Nga đang thu hẹp cách biệt công nghệ quân sự và kinh nghiệm với phương tây.

Nga sẽ tham chiến lâu dài ở Syria?

Tuy nhiên, báo Moscow Times (Nga) nhận định: Nga đang dần tham gia sâu vào cuộc nội chiến Syria: trong tháng 11 đã triển khai máy bay, hệ thống phòng không mới. Cũng có tin quân Nga tiến vào hai căn cứ không quân mà Syria không sử dụng.

Hai tháng trước, Bộ Quốc phòng Nga thông báo với người dân nước này: cuộc can thiệp sẽ chỉ trong thời gian ngắn. Nay, Nga phải phản ứng trước các tình hình chưa hề lường trước.

Ban đầu, Nga chỉ đưa 30 chiến đấu cơ và 20 trực thăng tấn công đến căn cứ Latakia. Nhưng trong 6 tuần đầu tiên, từ 29.9 đến 16.11, quân Syria chỉ chiếm lại được 0,4 % đất bị chiếm, theo tổ chức tư vấn quốc phòng  IHS Jane's.

Ngày 17.11, Nga cho máy bay ném bom chiến lược tầm xa cất cánh từ nam Nga, đến tây bắc Syria và phóng tên lửa hành trình vào các mục tiêu khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở các tỉnh Aleppo, Idlib, theo Bộ Quốc phòng Nga. 

Máy bay ném bom chiến lược Nga tập trận
Máy bay ném bom chiến lược Nga tập trận

 Nhà phân tích chính trị Nga Yury Barmin nói: “Moscow muốn bảo vệ chế độ Assad, đang sẵn sàng đầu tư nhiều tiền và nỗ lực vào chiến dịch, và vào tương lai bất định của chính phủ Assad”.  

 Ông còn nói Nga đang quyết trả đũa vụ TNK bắn rơi máy bay Nga, bằng cách tấn công các nhóm quân được TNK ủng hộ, và phá hủy kế hoạch lập vùng cấm bay ở bắc Syria của TNK.

Ngoài khả năng Nga tiến hành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm với TNK, bằng cách ném bom quân nổi dậy Turkmen (Syria gốc Thổ) ở tây bắc Syria, việc Nga có thể hợp tác với liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu sẽ có nghĩa: Nga phải lưu lại lâu hơn ở Syria, nhất là vì chế độ Assad chậm chiếm lại được các khu vực đã mất.     

Vladimir Frolov, một chuyên gia Nga về quân sự và các vấn đề quốc tế, nói vớiMoscow Times: “Nga không còn tính chuyện rút nhanh khỏi Syria, và đang thừa nhận họ sẽ tham chiến một thời gian dài”.

Vĩnh Thụy - Theo National Interest, Moscow Times, Một thế giới