Elon Musk |
Elon Musk sinh ra vào năm 1971 tại Nam Phi. Năm 19 tuổi, ông bắt đầu học Đại học Queen ở Ontario, Canada và đã định cư hẳn ở đây – quê hương của mẹ ông. Chỉ 5 năm sau đó, khi 24 tuổi, ông thành lập công ty công nghệ đầu tiên của mình là Zip2.
Gặp được một cơ hội tốt, Musk bán doanh nghiệp này và gây dựng một công ty khác – PayPal. Sau đó, ông bán PayPal cho Ebay và sử dụng lợi nhuận để bắt đầu đầu tư vào những công ty khác mà ông nghĩ rằng chúng có thể thay đổi cả thế giới.
Do vậy, nếu bạn đang băn khoăn liệu mình có thể thành công được như Elon Musk hay không thì hãy xem những điều mà Musk đã làm dưới đây.
Xử lý thông tin tự động
Chúng ta đều biết rằng có những thứ chắc chắn phải đi với nhau, giống như rượu vang với pho mát. Nếu bạn đang lên kế hoạch làm việc 18 tiếng mỗi ngày, bạn phải tận dụng thời gian tối đa của mình như Musk đã làm.
Vì vậy, trong khi đang nghiền ngẫm các bảng tính, không có lý do gì mà bạn không thể trả lời các email. CEO của SpaceX thậm chí còn không dành ra nửa giờ để ăn trưa mà ông kết hợp nó với một cuộc họp kinh doanh hay trả lời một vài email.
Không chi tiền cho quảng cáo
Tesla không đổ tiền vào quảng cáo. Musk tin tưởng vào việc tập trung tất cả nỗ lực để hoàn thành các sản phẩm của mình: “Rất nhiều công ty gặp phải rối rắm, nhưng họ lại dùng tiền vào những thứ không thực sự làm cho sản phẩm của họ tốt hơn.” Tesla đã chứng minh được rằng không cần phải có đủ ngân sách để tiếp thị cho sản phẩm bởi chính sản phẩm của bạn đã bán chính nó.
Mạch thông tin phản hồi
Musk luôn mang lại những ý tưởng mới mẻ bởi ông đã sử dụng các cố vấn đáng tin cậy để cung cấp những thông tin phản hồi nhất quán và trung thực. Khuyến khích một môi trường thông tin phản hồi mở là rất quan trọng, đặc biệt đối với sự lành mạnh lâu dài của sản phẩm. “Hãy liên tục nghĩ về những điều mà bạn có thể làm tốt hơn và đặt câu hỏi cho chính bản thân” - lời khuyên tốt nhất của tỷ phú 44 tuổi.
Nhân viên có sự chuẩn bị
Khi Elon Musk bước vào một cuộc họp, ông hy vọng rằng nhân viên của mình đã sẵn sàng cho bất cứ vấn đề nào mà ông đưa ra. Điều này sẽ chứng minh được rằng ngoài sự chuẩn bị, nhân viên của ông còn rất tài năng và giúp ông tiết kiệm được thời gian khi không phải chờ đợi các câu trả lời.
Lập lịch trình
Trở thành người đứng đầu của hai công ty lớn khiến cho Musk không có thời gian để nghỉ ngơi, điều này có nghĩa rằng một lịch trình dày đặc thậm chí còn cấp bách hơn. Vì thế, ông luôn cố gắng tối ưu hóa lịch trình của mình.
Chẳng hạn, Musk dành thứ hai ở LA với SpaceX, sau đó thứ ba và thứ tư sẽ đến Telsa và thứ năm lại trở về SpaceX. Thứ sáu được phân chia giữa SpaceX và studio thiết kế Tesla trực tiếp giáp với SpaceX HQ. Vì vậy, không chỉ tránh lãng phí thời gian đi lại, mà ông còn tiết kiệm thời gian bằng cách mang theo công việc bên mình.
Chấp nhận rủi ro
Có một sự khác biệt rất lớn giữa chấp nhận rủi ro và chấp nhận một rủi ro đã được dự tính. Musk đã chấp nhận một rủi ro rất lớn. Ví dụ, khi Tesla đang trên bờ vực thất bại, Musk gần như ngay lập tức đã đổ hết tài sản của mình vào nó.
Hiện giờ, sau khi phát hành Model-S thì nguy cơ ấy đã được loại bỏ. Vào thời điểm trọng đại, nếu bạn không đảm bảo được liệu có nên chấp nhận một bước lớn tiếp theo thì hãy tạo một lộ trình cẩn thận, đặt ra mục tiêu và xác định xem có thể đạt được hay không.
THEO THỜI ĐẠI