Năng lượng mặt trời có tiềm năng để giải quyết dứt điểm sự phụ thuộc của con người vào năng lượng hóa thạch, vậy tại sao tất cả chúng ta không tiếp tục tận dụng nguồn năng lượng vô tận này? Các tấm kính thu năng lượng mặt trời hiện nay không còn kềnh càng và gây phiền toái như trước nữa, nhưng thực sự thì chúng vẫn chưa được nhỏ gọn lắm. Bạn có thể gắn một vài tấm trên mái nhà mà không có vấn đề gì, nhưng bề ngoài một màu đen huyền của nó vẫn gây ra sự khó chịu cho chúng ta.
Tất cả những phiền toái đó có thể thay đổi nhờ một thành tựu mới trong công nghệ năng lượng mặt trời, giúp tạo ra một chất liệu thu năng lượng mặt trời hoàn toàn trong suốt, hoàn toàn có thể biến cửa sổ nhà bạn thành các tấm pin năng lượng mặt trời.
Chất liệu mới tuyệt vời này được các nhà nghiên cứu tại đại học Bang Michigan, đứng đầu là giáo sư Richard Lunt phát triển, vật liệu này có thể thay đổi cái cách mà chúng ta vẫn nghĩ về năng lượng mặt trời, và thậm chí thể thể được sử dụng trên các thiết bị như là các smartphone để tạo ra một dòng điện liên tục bất cứ khi nào có ánh nắng mặt trời.
Vật liệu trong suốt thu năng lượng mặt trời được sản xuất nhờ các phân tử mà những nhà nghiên cứu tại đại học Bang Michigan phát triển, các phân tử này hấp thụ các bước sóng ánh sáng dài mắt thường không nhìn thấy được, cho phép ánh sáng mà ta nhìn thấy được chạy qua đồng thời vẫn tạo ra năng lượng nhờ các bước sóng hồng ngoại gần và tia cực tím.
“Các cục pin năng lượng mặt trời có độ trong suốt cao là làn sóng các ứng dụng năng lượng mặt trời mới trong tương lai. Chúng tôi đã phân tích tiềm năng của chúng và chứng minh rằng bằng cách chỉ cần thu ánh sáng không nhìn thấy, các thiết bị này có thể tạo ra một nguồn sản xuất điện tương tự như các mái nhà có khả năng thu năng lượng mặt trời đồng thời còn bổ sung tính năng giúp nâng cao hiệu quả các các toàn nhà, những chiếc ô tô và các thiết bị điện tử di động”, ông Lunt giải thích.
Các ứng dụng tiềm năng cho vật liệu năng lượng mặt trời trong suốt này đang thực sự gây sửng sốt. Những chiếc xe điện với các tấm kính trong suốt trên cửa và trên mái, các thiết bị điện tử, và thậm chí là các máy bay đều có thể sử dụng công nghệ này để tạo ra năng lượng một cách thụ động mà thậm chí là chúng ta không để ý tới. Giáo sư Lunt và nhóm nghiên cứu của mình ước tính rằng chỉ riêng ở Mỹ đã có khoảng 7 tỷ m2 mặt kính, và nếu họ có thể sử dụng được một phần ánh nắng mặt trời chiếu qua số diện tích mặt kính này, thì đây đã là một bước tiến rất dài để giúp con người giảm số năng lượng hóa thạch tiêu thụ.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều việc phải làm trước khi công nghệ này được đi vào sản xuất hàng loạt. Các nhà nghiên cứu nói rằng vật liệu trong suốt này chỉ đang tạo ra khoảng 1/3 số năng lượng tiềm năng của nó, và điều quan trọng là phải tối đa hóa số năng lượng của nó trước khi nó trở thành một giải pháp năng lượng thực sự.