Trong biên chế của 1 đơn vị chiến đấu, súng cối tự hành được biên chế đến cấp tiểu đoàn của một đơn vị bộ binh cơ giới hiện đại. Súng cối thường đường lắp đặt trên các xe cơ giới, xe bọc thép hạng nhẹ, triển khai trận địa hỏa lực theo mệnh lênh của tiểu đoàn trưởng, thực hiện yểm trợ hỏa lực cho nhiệm vụ tác chiến đơn vị.
Súng cối tự hành thường thực hiện nhiệm vụ pháo kích cầu vồng với đạn cối cỡ 120 mm, được coi như là hỏa khí hạng nặng đi cùng của đơn vị chiến đấu. Nếu so với pháo tự hành có cỡ nòng tương đương, súng cối tự hành nhẹ hơn, đơn giản trong khai thác sử dụng, xe vận tải chở đạn cũng nhỏ hơn, nhưng tầm bắn thường là chi viện hỏa lực cho tấn công, phòng ngự trong phạm vi tầm nhìn.
Quân đội Mỹ thường sử dụng súng cối 120 mm gắn trên các xe thiết giáp hạng nhẹ Strykers (M1129) và M113 (được gọi là M1064). Quân đội Nga sử dụng súng cối trên xe tự hành 120 mm 2S9 NONA.
Từ thời Liên Xô, Hồng Quân được biên chế súng cối tự hành khổng lồ cỡ nòng 240 mm trên các xe thiết giáp 2S4 Tyulpan (Tulip), cũng là hệ thống súng cối lớn nhất được sử dụng hiện nay.
Không rõ trong chiến đấu, súng cối khổng lồ này thuộc biên chế cấp nào? Có thể là cấp trung lữ đoàn với các tiểu đoàn pháo binh độc lập. Súng được sử dụng để phá hủy các công trình phòng ngự vững chắc và các trận địa phòng ngự có quy mô lớn, chuẩn bị lâu dài. Truyền thông mạng xã hội cho rằng, súng cối M-240 được sử dụng ở Afghanistan, dùng để đánh sập hoặc phá hủy các hang động ngầm của các chiến binh mujahideen.
Súng cối hạng nặng M240 được sử dụng trong các cuộc chiến đường phố, các khu dân cư, nhằm phá hủy các tòa nhà cao tầng, chung cư và các công trình xây dựng kiên cố. Những khẩu súng cối này đã tham gia hủy diệt các công trình xây dựng bị khủng bố chiếm đóng ở Grozny, Beirut và Đông Ghouta, ngoại ô Damascus.
Xe cối tự hành 2S4 nặng 30 tấn, bao gồm súng cối M240 và thân xe kéo pháo GMZ bánh xích. Kíp xe gồm chín người (thành viên kíp xe và năm pháo thủ). Các thành viên kíp xe được ngồi trong xe có thiết giáp hai mươi mm, bảo vệ an toàn chống lại các mảnh đạn và đạn bộ binh bắn thẳng.
Trong quá trình cơ động, súng cối M240 nằm dọc theo xe với nòng súng hướng về phía trước. Khi bắn, bộ phận cơ khí thủy lực sẽ hạ đế cối xuống đất để nòng súng hướng lên trời về hướng bắn.
Không giống như các loại súng cối khác, cối M240 được nạp đạn từ phía sau. Súng sử dụng đạn nổ phá mảnh F864 nặng 221 pound (100 kg), có chiều dài đạn đến 1,5 mét và có thể so sánh tương đương với quả bom nhỏ. Tầm bắn khoảng 9 km. Nếu lắp thêm liều phóng phụ, tầm bắn có thể tăng lên đến 20 km. Nhưng M240 chỉ bắng được một phát / phút.
Không giống như đạn pháo, đạn súng cối lao xuống trên quỹ đạo parabol gần như thẳng đứng, có hiệu quả cao bắn qua các bức tường của những công trình xây dựng kiên cố, tấn công vào cửa hang động phía sau núi và xuyên qua mái nhà của các tòa nhà.
Đạn của súng cối M240 có nhiều loại đạn khác nhau. Đạn xuyên bê tông được thiết kế để chọc thủng và phá hủy các hầm trú ẩn, đạn cối Sayda sử dụng các loại nhiên liệu gây cháy. Quân đội Liên Xô cũng từng có đạn hạt nhân chiến thuật 3B11. Súng cối tự hành 2S4 được biên chế vào các lữ đoàn pháo binh hạt nhân chiến lược – chiến thuật trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Quân đội Syria cũng sử dụng súng cối M240 do xe kéo. Một "quả đạn cối mẹ" 3O8 Nerpa tăng cường liều phóng phụ, mang theo 14 quả đạn dù thứ cấp O10 đã được sử dụng để tấn công lực lượng Hồi giáo cực đoan, phòng thủ trong khu Đông Ghouta, ngoại ô Damascus.
Khẩu cối tự hành 2S4 cũng có thể bắn đạn cối hạng nặng Smelchak (Daredevil), có khối lượng 276 pound (125 kg), dẫn đường bằng laser. Loại đạn này được sử dụng trong chiến tranh ở Afghanistan để đánh phá các mục tiêu then chốt như nhà hầm kiên cố và hang động. Trinh sát pháo sử dụng đạn Smel'chak vào của của hang động kiên cố. Các đạn đánh trúng mục tiêu sau từ 1 đến 2 quả đạn, nhưng vào thời điểm đó, cấu trúc thiết bị chỉ thị mục tiêu laser không tốt nên cần có điều kiện khí hậu tối ưu. Hiện nay, chỉ có Syria và Ai Cập vẫn sử dụng loại súng cối hạng nặng M240 này.
Quân đội Nga duy trì một tiểu đoàn pháo binh với 8 xe 2S4 trong biên chế, chủ yếu cho hoạt động huấn luyện và diễn tập, hơn bốn trăm xe đang được bảo niêm lâu dài. Năm 2000, Tyulpans (Tulip) là một trong các loại phương tiện hỏa lực trong cuộc bao vây Grozny, cuộc chiến Chechnya lần thứ hai. Lực lượng pháo binh Nga, sử dụng đạn dẫn đường laser Daredevil phá hủy 127 mục tiêu, công trình kiên cố vững chắc.
Không giống như các tổ hợp pháo binh khác của Nga, súng cối tự hành 2S4 không được xuất khẩu cho các nước trong Hiệp ước Warsaw, ngoại trừ một số lượng xe nhỏ tham gia trong quân đội Séc.
Nhưng truyền thông phương tây cho rằng, súng cối 2S4 tham gia cuộc chiến Ukraine tháng 07.2014, được các máy bay không người lái OSCE ghi lại. Có khoảng bốn khẩu súng cối hạng nặng này đang nằm trong biên chế của người dân nói tiếng Nga ở Donbass.
Các khẩu cối Tulips vang danh trong cuộc bao vây hai cứ điểm mạnh của lực lượng quân đội Ucraina năm 2014, các sân bay Luhansk và Donetsk. Những cuộc pháo kích đã làm sụp đổ nhà ga sân bay, phá hủy công trình xây dựng kiên cố này, buộc các binh sĩ Ukraina phải tháo chạy sau khi phòng ngự trong nhiều tháng. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraina Valery Gelety còn tuyên bố tháng 09.2014, cho rằng súng cối 2S4 đã tấn công sân bay Luhansk bằng đạn hạt nhân chiến thuật.
Súng cối hạng nặng 2S4 không có trong lực lượng vũ trang phương Tây. Quân đội các nước NATO thường sử dụng bom có điều khiển JDAM để phá hủy các mục tiêu vững chắc.
Nhưng súng cối hạng nặng có ưu thế bất ngờ, đó là khả năng bắn lâu và dài, gây chấn động rất lớn cho lực lượng khủng bố, vốn không biết sợ chết. Những loạt đạn của 2S4 đã đóng góp một phần quan trọng, tương tự như Golan – 300, Golan -100 mở đường giải phóng vùng Đông Ghouta. Theo một nhà báo phương Tây, binh sĩ sư đoàn cơ giới số 4 thường sử dụng 3 khẩu cối 240 mm, bắn phá liên tục ngày đêm 18/24h, liên tục bắn trong nhiều ngày.