Phó Thống đốc cho biết thêm, lãi suất huy động trên 6 tháng vẫn ổn định. Mặt bằng lãi suất cho vay vẫn giảm. “Gần đây có một số ngân hàng có xu hướng tăng lãi suất huy động. Đây không phải là xu hướng phổ biến. Qua theo dõi của Ngân hàng Nhà nước thì thời gian qua một số ngân hàng có lợi thế về nguồn vốn đã huy động mức thấp hơn so với trần huy động kỳ dưới 6 tháng, nhưng nay đã tăng lên so với trần huy động”, Phó Thống đốc bình luận.
Nhiều ý kiến cho rằng lãi suất tăng trở lại một phần bị tác động bởi việc điều tiết hút tiền về của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua?
Việc Ngân hàng Nhà nước điều tiết thanh khoản hàng ngày chỉ tác động mặt bằng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Còn lãi suất cho vay của các ngân hàng thì bị tác động bởi lãi suất huy động trên thị trường một là doanh nghiệp và người dân.
Ngoài ra, trên thị trường liên ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước vẫn theo dõi sát diễn biến vốn khá dụng của các ngân hàng. Nếu có tình trạng dư thừa gây áp lực cho tỷ giá thì Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện hút tiền về, làm sao đạt được mục tiêu điều hành lãi suất đầu năm đề ra.
Ngân hàng Nhà nước phải điều tiết linh hoạt làm sao cho lãi suất phù hợp với nhu cầu thị trường và tỷ giá. Thời gian gần đây, có thời điểm lãi suất liên ngân hàng có thời điểm xuống rất thấp, ví như gần đây lãi suất liên ngân hàng 1 tháng chỉ khoảng 3 – 3,5%, tương đối thấp và ổn định. Đây cũng là lãi suất thích hợp để Ngân hàng Nhà nước điều hành phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá.
Không chỉ điều tiết thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, mà còn phối hợp với Bộ Tài chính điều hành các phiên phát hành trái phiếu Chính phủ.
Liệu từ nay đến cuối năm lãi suất cho thể tăng không? Chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong những tháng cuối năm sẽ như thế nào?
Ngay từ đầu năm, Thống đốc đã ban hành Chỉ thị 01 với mục tiêu điều hành lãi suất ổn đinh. Đến nay chúng tôi đánh giá diễn biến vĩ mô tích cực, tăng trưởng GDP 6,3%. Đây là mức mức đáng phấn khởi, lạm phát kiểm soát ở mức thấp. Tháng 5 tăng 0,25% so với cuối năm 2014, và 0,95 so với cùng kỳ.
Hội đồng tư vấn tài chính quốc gia cũng họp có đánh giá về tăng trưởng GDP 2015, thì lạm phát dự kiến hơn 3 – 3,5%. Như vậy cơ bản lãi suất chỉ dự kiến như hiện nay. Với tăng trưởng tín dụng trong thời gian vừa Ngân hàng Nhà nước sẽ bơm hút tiền linh hoạt để các ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn của thị trường.
Như vậy, 6 tháng cuối năm, lãi suất chỉ như hiện nay. Lãi suất của các TCTD thì phù thuộc vào cung cầu thị trường và Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng thông qua tái cấp vốn để hỗ trợ thanh khoản, tăng trưởng tín dụng.
Nhiều lo ngại tăng trưởng tín dụng trong những tháng đầu năm đã không đổ vào lĩnh vực ưu tiên mà đổ vào mảng bất động sản. Ngân hàng Nhà nước kiểm soát nguồn tín dụng này không?
Tính đến 25/6, tín dụng bất động sản tăng 10,89%, chiếm tỷ trọng 8,3%, chỉ tăng so với 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tín dụng này chủ yếu đổ vào lĩnh vực xây dựng nhà ở và cho thuê. Do vậy tín dụng không phải đổ vào kinh doanh bất động sản.
Tín dụng này cũng kích thích tiêu dùng đối với các nhóm hàng vật liệu xây dựng.
Trong mấy năm gần đây, đặc biệt là Chỉ thị 01, Ngân hàng Nhà nước điều hành tín dụng theo hướng mở rộng nhưng đảm bảo an toàn tín dụng.
Đối với những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro thì Ngân hàng Nhà nước đặc biệt quan tâm và hướng tín dụng vào 5 lĩnh vực ưu tiên, DNNVV.
Phó Thống đốc đánh giá thế nào về hoạt động ngân hàng khi Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế thế giới?
Hôm qua, Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia họp, một cán bộ nguyên là cán bộ cao cấp chuyên đi đàm phán các hiệp định thương mại, có nói rằng sau khi kết thúc đợt đàm phán này thì luồng vốn đổ vào Việt Nam rất lớn, cách thức điều hành chính sách tiền tệ sẽ rất là khó, việc thực hiện giải pháp chính sách tiền tệ để điều hòa dòng vốn là rất quan trọng.
Thời gian qua, điều hành của Ngân hàng Nhà nước trong việc bơm hút tiền rất tốt, nhưng việc lưu ý dòng vốn đổ vào Việt Nam trong thời gian tới cần phải được điều tiết cho tốt để tránh tác động tới thị trường.
Một thách thức nữa, đó là vấn đề nội tại của chúng ta. Các nước trên thế giới, trong thị trường vốn, ngân hàng các nước chỉ đóng vai trò cung cấp vốn ngắn hạn. Trong khi nước ta thì đóng vai trò chính, đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Nhu cầu này rất cao và để giảm nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp thì cần phải có thời gian, khi thị trường vốn phát triển.
Trong khi ngân hàng chủ yếu huy động được vốn ngắn hạn, nên để đáp ứng nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp cũng hạn chế. Các ngân hàng phải cân đối nguồn vốn, đảm bảo an toàn nguồn vốn. Một khi có ngân hàng khó khăn về thanh khoản sẽ có tác động lan chuyền, do vậy, Ngân hàng Nhà nước mong muốn các bộ ngành có liên quan đẩy mạnh phát triển thị trường vốn để tránh rủi ro cho hệ thống ngân hàng.
Theo Bizlive