|
Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ TT&TT. |
Việc buông lỏng, giao khoán cả về nội dung tin, bài lẫn tài chính từ các cơ quan chủ quản cho văn phòng đại diện khiến xảy ra nhiều vụ việc không thể lường trước, đặc biệt là sự suy giảm đạo đức của người làm báo.
Thêm vào đó, việc cung cấp thông tin cập nhật về văn phòng đại diện như thay đổi địa chỉ, số lượng phóng viên thường trú... cũng chưa được các cơ quan báo chí xem trọng.
ông Phạm Văn Linh, Phó trưởng Ban tuyên giáo Trung ương còn cho biết, đã có tình trạng, một văn phòng đại diện tại TP.HCM cung cấp một loại thẻ như thẻ hoạt động báo chí cho chủ quán nhậu, chủ vựa phế liệu để làm ăn. Hiện, Ban tuyên giáo Trung ương đang phối hợp cùng Cục Báo chí, Sở TT&TT TP.HCM kiểm tra thông tin có sự việc.
Nguyên nhân của vấn đề này, theo ông Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT, là do sức ép về kinh tế báo chí. Hay hiểu các khác, là các cơ quan báo chí đang không tự chủ được chi phí hoạt động, dẫn đến biến tướng về tôn chỉ, mục đích làm báo, ảnh hưởng tới nội dung tờ báo.
Cả nước có 849 cơ quan báo, tạp chí in, trong đó có 185 báo (Trung ương: 86, địa phương: 99), 664 tạp chí (Trung ương: 530, địa phương: 134).
Cả nước có 195 cơ quan báo chí điện tử đã được cấp phép, trong đó 171 cơ quan báo, đài, tạp chí thực hiện loại hình báo chí điện tử. Hiện có 178 giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp cho các cơ quan báo chí in, phát thanh, truyền hình để khai thác.
Cả nước có 67 đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương, 5 đơn vị hoạt động truyền hình với tổng số kênh phát thanh, truyền hình trong nước được cấp phép là 281 kênh.
Tính đến tháng 11/2017, cả nước có khoảng hơn 18.000 nhà báo được cấp thể trong đó báo chí in, báo chí điện tử khoảng hơn 12.000 người, phát thanh, truyền hình khoảng hơn 6.000 người.