Phát hiện ra vi khuẩn “siêu khủng”

Các chuyên gia vi sinh của viện Max Planck vừa hoàn tất việc nghiên cứu các cơ chế phân tử, nhờ đó loại vi khuẩn có tên gọi Pseudomonas syringae có khả năng đóng băng nước xung quanh chúng.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, cấu trúc của một loại protein đặc biệt trên màng tế bào của vi khuẩn có khả năng tăng cường sự hình thành băng. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances.

Một số vi sinh vật sở hữu các chất protein trên bề ngoài màng tế bào của chúng, giúp kích thích sự hình thành các tinh thể nước đá ở nhiệt độ thấp hơn điểm nóng chảy một chút. Điều này cần thiết để băng, vốn có thể làm tổn hại tế bào, được hình thành ở một khoảng cách tương đối an toàn đối với vi khuẩn.

Một trong những chủng vi sinh vật như thế là vi khuẩn Pseudomonas syringae, thường được sử dụng để tạo tuyết nhân tạo cho các sân chơi thể thao mùa đông. Loại vi khuẩn này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phá hỏng cây trồng trong mùa lạnh, tham gia vào sự hình thành của mây và mưa, và ngày hàng thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu với tư cách là một yếu tố điều chỉnh chu trình nước trong tự nhiên và thậm chí cả khí hậu nói chung.

Theo Sputnik