Pháp phát triển công nghệ chăm sóc sức khỏe y tế trực tuyến trong tình trạng thiếu bác sĩ gia đình

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Các công ty y tế Pháp phát triển cabin gian hàng y tế, cho phép người khám tự sử dụng các công cụ khám bệnh kết nối mạng dưới hướng dẫn của bác sĩ trực tuyến, từ đó bác sĩ có thể chẩn đoán cho người bệnh.

Một khuôn mặt thân thiện xuất hiện trên màn hình và thế là bắt cuộc đàm thoại qua video Zoom call, tương tự như mọi cuộc đàm thoại khác ngoại trừ người dùng đang ngồi trong một gian hàng màu trắng tương tự như phòng khám bác sĩ, được thiết kế để đặt vừa trên máy bay.

Cabin gian hàng y tế, tự khám bệnh công nghệ cao tại làng Montréal-la-Cluse. Video Euronews

Gắn vào tường là ống nghe, máy đo huyết áp, máy đo oxy và những ống soi khác mà người dùng được hướng dẫn sử dụng cho bản thân trong suốt quá trình tư vấn từ xa.

Hiện nay, Pháp đang phải đối mặt với tình trạng thiếu bác sĩ, những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của quốc gia này đang triển khai những gian hàng y tế từ xa công nghệ cao, bệnh nhân có thể tự kiểm tra sức khỏe trong khi đàm thoại video với bác sĩ ở một vùng khác của đất nước.

Đó là một trải nghiệm hơi siêu thực và là một giải pháp gây tranh cãi cho một vấn đề rất con người đang lặp đi lặp lại trên khắp châu Âu. Mặc dù hệ thống chăm sóc sức khỏe của Pháp được ca ngợi là một trong những hệ thống tốt nhất thế giới, nhưng quốc gia này đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học, các bác sĩ ngày càng già đi, nghỉ hưu và không được thay thế ở những vùng cần thiết nhất.

Theo dữ liệu của chính phủ, gần 7 triệu người ở Pháp cứ 10 người thì có 1 người – không có bác sĩ đa khoa (GP) chăm sóc, giới thiệu và 30% sống trong vùng sa mạc y tế.

Đó là những khu vực gần như không thể gặp bác sĩ, đơn giản là không có bác sĩ nào ở gần đó hoặc vì chỉ có một số ít bác sĩ trong khu vực, do quá bận rộn nên không nhận bệnh nhân mới.

Ở những nơi như Montréal-la-Cluse, một ngôi làng phía đông Lyon gần biên giới Thụy Sĩ, các nhà chức trách hiện đang hy vọng công nghệ có thể giúp lấp đầy khoảng trống thiếu hụt bác sĩ.

“Đây là một khu vực rất năng động về kinh tế và thường xuyên có nhiều người định cư ở đây. Dân số ngày càng tăng, nhu cầu ngày càng tăng, nhưng các bác sĩ đang già đi và khi những bác sĩ nghỉ hưu, rất tiếc là sẽ không có người thay thế,” Murielle Derderian, quản lý một hiệu thuốc địa phương cho biết.

Ngay bên cạnh, trong trung tâm y tế của thị trấn, có “Trạm tư vấn” – một gian hàng y tế công nghệ cao do công ty khởi nghiệp H4D sản xuất, có đầy đủ các dụng cụ y tế cần thiết được kết nối, cho phép bệnh nhân tự khám sức khỏe đồng thời tham vấn với các bác sĩ trên màn hình.

Bên trong các gian hàng y tế từ xa của H4D, các bác sĩ trong cuộc gọi video hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng ống soi tai và những dụng cụ khác để tự khám sức khỏe. Ảnh H4D

Bên trong các gian hàng y tế từ xa của H4D, các bác sĩ trong cuộc gọi video hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng ống soi tai và những dụng cụ khác để tự khám sức khỏe. Ảnh H4D

Tự thực hiện công việc của bác sĩ

Bên trong gian hàng, người dùng làm theo sự hướng dẫn của thầy thuốc và tự thao tác với những dụng cụ đo nhiệt độ, huyết áp, nồng độ oxy trong máu và nhịp tim.

Các những ống soi khác cho phép người dùng kiểm tra bên trong tai và miệng, chia sẻ hình ảnh độ nét cao với bác sĩ thời gian thực.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn người dùng đặt những ống soi vào đúng góc và điều chỉnh bánh xe lấy nét tương tự như cách sử dụng ống nhòm, nhưng mục tiêu không phải là một loài chim quý hiếm mà là amidan sưng tấy hoặc màng nhĩ bị nhiễm trùng cho đến khi hình ảnh sắc nét đến kinh ngạc xuất hiện trên màn hình.

Đây là một trải nghiệm thực tế đáng kinh ngạc, người dùng nhận được nhiều thông tin hơn từ một cuộc tư vấn sức khỏe thông thường, người dùng nhìn thấy những gì bác sĩ nhìn thấy và sẽ thấy không đẹp nếu đang bị bệnh.

Bác sĩ Arnaud Mehats, bác sĩ đa khoa hướng dẫn trong quá trình tư vấn thử nghiệm, cho biết buồng H4D đặc biệt hữu ích khi điều trị các bệnh lý về tai, mũi và họng (ENT) như viêm mũi họng, viêm họng hoặc nhiễm trùng xoang, các bệnh về phổi, các bệnh lý như hen suyễn và viêm phế quản.

“Với tất cả những bệnh này, quá trình tư vấn tương tự như đang ở trong phòng khám của bác sĩ. Không có sự khác biệt về chất lượng khám sức khỏe,” ông nói.

Sử dụng máy soi da được kết nối, bệnh nhân cũng có thể tự chiếu đèn vào những nốt ruồi và tàn nhang cụ thể. Hình ảnh sẽ xuất hiện trên màn hình với độ nét cao như dưới kính hiển vi, giúp bác sĩ đánh giá từ xa xem có bất kỳ dấu hiệu nào đáng ngờ và cần phải xét nghiệm thêm hay không.

Để có thể xử lý tất cả những ứng dụng tích hợp này, yêu cầu kết nối Internet mạnh, công ty H4D hợp tác với Bouygues Telecom, cung cấp điểm phát sóng 5G không dây cùng với gian hàng.

Giám đốc điều hành công ty H4D Valérie Cossutta nói với Euronews Next: “Chúng tôi thậm chí có thể kết nối sản phẩm với một vệ tinh nếu cần.

Chính quyền địa phương đã trả 100 000 euro để lắp đặt gian hàng tháng 10/2020, đỉnh điểm của đại dịch COVID-19. Gian hàng hiện có khoảng 30 bệnh nhân mỗi tuần và một số bệnh nhân khác trên toàn khu vực.

Bác sĩ hướng dẫn người dùng đưa ống soi vào đúng góc và điều chỉnh bánh xe lấy nét cho đến khi hình ảnh có độ phân giải cao đến kinh ngạc xuất hiện trên màn hình. Ảnh H4D

Bác sĩ hướng dẫn người dùng đưa ống soi vào đúng góc và điều chỉnh bánh xe lấy nét cho đến khi hình ảnh có độ phân giải cao đến kinh ngạc xuất hiện trên màn hình. Ảnh H4D

Không còn lựa chọn nào khác

Cũng có những hạn chế đối với công nghệ. Bệnh nhân được sàng lọc cho gian hàng y tế khi đặt lịch hẹn trực tuyến. Những người khám bệnh trực tuyến không thể đặt chỗ nếu có những triệu chứng về tiêu hóa, thần kinh hoặc xuất huyết.

Nhưng có một lợi thế đáng kể là nếu có bất cứ điều gì đáng báo động, diễn ra trong quá trình tư vấn từ xa, bác sĩ có thể thông báo trực tiếp cho các dịch vụ cấp cứu và đón bệnh nhân trực tiếp tại gian hàng.

Murielle Derderian, quản lý nhà thuốc tại Montréal-la-Cluse cho biết: Mặc dù công nghệ dùng chung có vẻ như không hoàn toàn an toàn, nhưng cũng có nhân viên trong trung tâm y tế hướng dẫn bệnh nhân, cung cấp những chỉ dẫn cần thiết và khử trùng gian hàng sau mỗi lần tư vấn. Về cơ bản, những bệnh nhân đã sử dụng gian hàng y tế đều rất hài lòng. Nhưng rõ ràng đây là biện pháp tạm thời, đó không phải là một giải pháp bền vững.

“Điều quan trọng là những bệnh nhân đến đây nhận được câu trả lời y tế và biết rằng có thể quay lại và thường quay trở lại khi có vấn đề. Một số bệnh nhân quay lại vì tiếc là trong lúc đó chưa tìm được bác sĩ cần thiết,” Caroline Millet, người trông coi gian hàng ở Montréal-la-Cluse nói.

Một cuộc tư vấn y tế từ xa có giá từ 25 euro đến 30 euro, tương tự như một lần khám bác sĩ bình thường. Nhưng không phải ai trong làng cũng sẵn sàng cho trải nghiệm. Một số người cao tuổi được hỏi ở hiệu thuốc lân cận cho biết không muốn gặp bác sĩ trực tiếp. Những người khác đã thử cabin nói rằng, điều này chắc chắn tốt hơn là không có gì.

“Nhìn chung, những bệnh nhân đã sử dụng gian hàng này đều rất hài lòng,” Derderian, quản lý nhà thuốc cho biết. “Nhưng tôi thấy đó chỉ là một giải pháp tạm thời. Đó không phải là một giải pháp bền vững và không phù hợp với nhận thức của chúng ta về một bác sĩ gia đình và khả năng theo dõi người bệnh”.

Nghe hướng dẫn trước khi dùng thử gian hàng y tế từ xa của H4D ở Montréal-la-Cluse, Pháp, ngày 26/1/2023. Ảnh Euronews

Nghe hướng dẫn trước khi dùng thử gian hàng y tế từ xa của H4D ở Montréal-la-Cluse, Pháp, ngày 26/1/2023. Ảnh Euronews

Tại sao bác sĩ cũng không thể làm việc tại nhà?

H4D đã triển khai khoảng 140 gian hàng y tế cho đến nay, có 100 gian hàng khác đang hoạt động, chủ yếu là những gian hàng nhỏ hơn và rẻ hơn được thiết kế cho văn phòng. Thị trường chính của nó là Pháp, nhưng những gian hàng này cũng vận chuyển đến Ý, Bồ Đào Nha và Anh.

Các công ty Medodom và Tessan cũng đang triển khai hàng trăm gian hàng y tế từ xa tại các cơ sở y tế, hiệu thuốc và thậm chí cả cửa hàng tạp hóa trên khắp nước Pháp.

Cossutta nói: “Điều quan trọng là mọi người đều được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nhưng do bác sĩ và dân số phân bố không đồng đều, vì vậy với cabin khám bệnh từ xa đã giải được một phần của bài toán khó khăn này”.

Các công ty lập luận rằng, đại dịch COVID-19 khiến bệnh nhân chấp nhận điều trị từ xa nhiều hơn và những công nghệ dịch vụ y tế ngày càng thông minh hơn. Sự phát triển này cho phép đến một ngày không xa, ca bin y tế có thể thực hiện hầu hết các chức năng chẩn đoán, bao gồm cả thử sinh thiết và các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh trực tuyến.

Một công ty khởi nghiệp khác, i-Virtual vừa nhận được chứng nhận của EU cho công nghệ chẩn đoán không tiếp xúc mới, có thể theo dõi các dấu hiệu sinh tồn chỉ bằng một video selfie dài 30 giây. Phần mềm “Caducy” đo nhịp tim, nhịp hô hấp và mức độ căng thẳng của bệnh nhân bằng phương pháp phân tích cách máu chảy qua làn da của bệnh nhân.

Caducy đo các thông số quan trọng từ xa và không cần tiếp xúc bằng phương thức sử dụng phương pháp quang điện tử, một quy trình quang học phát hiện những thay đổi về lượng máu trong các mô bề mặt thông qua các biến thể sắc tố da.

Các công cụ hoạt động rất đơn giản. Bệnh nhân quay video selfie dài 30 giây bằng ứng dụng trên máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh và chỉ trong vài giây, Caducy đo nhịp tim, nhịp hô hấp, biến thiên nhịp tim và mức độ căng thẳng của người bệnh bằng các thuật toán phân tích tín hiệu tiên tiến và trí tuệ nhân tạo.

Công ty cho biết, một thử nghiệm lâm sàng trên hơn 1 000 bệnh nhân cho thấy độ chính xác 95%. Công ty hy vọng sẽ cấp phép công nghệ này cho những nền tảng tư vấn và giám sát từ xa, cung cấp cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe những nhận thức sâu sắc và nhanh chóng về các dấu hiệu sinh lý của bệnh nhân.

Myriam Benfatto, giám đốc tiếp thị của i-Virtual cho biết, bệnh nhân không cần thao tác với bất kỳ dụng cụ phức tạp nào cũng như không cần khử trùng thiết bị sau mỗi lần tư vấn.

Bà giải thích: “Công nghệ làm giảm bớt những chuyến đi không cần thiết đến văn phòng bác sĩ và có thể dễ dàng cài đặt vào một chiếc máy tính bảng mà y tá có thể mang theo từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác, thay vì lấy dấu hiệu sinh lý của người bệnh mỗi lần với tốc độ nhanh hơn nhiều”.

Khi được hỏi các bác sĩ phản ứng như thế nào với công nghệ này, bà cho biết, có “hai trường phái” rõ ràng.

“Một trường phái truyền thống hơn và miễn cưỡng về chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số. Những trường phái khác rất hào hứng với triển vọng tiết kiệm thời gian. Các bác sĩ thừa nhận rằng, kỹ thuật số là một phần không thể tách rời trong cuộc sống của chúng ta,” bà nói.

“Gần đây, một bác sĩ đã nói với tôi: 'tại sao mọi người có thể làm việc ở nhà mà bác sĩ thì không?' Quan điểm của ông là các bác sĩ cũng có thể làm một số việc từ xa”.

Theo EuroNews