Phần 4: Paris những ngày tang tóc

VietTimes -- Đối với nước Pháp, viễn cảnh chiến thắng quân sự không còn nữa, gánh nặng tài chính đè lên công quỹ quốc gia cũng như cái giá mà nó phải trả bằng nhân mạng buộc giới chính trị Pháp phải tìm một giải pháp khác ngoài giải pháp tiếp tục đánh, với hy vọng là không bị thua. Tuy nhiên, Chính phủ Pháp đứng đầu là bộ ba Joseph Laniel (Thủ tướng),  
Quân viễn chinh Pháp chuẩn bị lên máy bay nhảy dù xuống cứ điểm Điện Biên Phủ
Quân viễn chinh Pháp chuẩn bị lên máy bay nhảy dù xuống cứ điểm Điện Biên Phủ

Phần 3: “Diều hâu” gãy cánh

Khi các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam mở các đợt tấn công đầu tiên vào Điện Biên Phủ ngày 13/3/1954, cuộc chiến tranh Đông Dương đã bước vào năm thứ 10. Chính phủ Pháp đứng đầu là bộ ba Joseph Laniel (Thủ tướng),  Georges Bidault (Bộ trưởng Ngoại giao) và Rene Pleven (Bộ trưởng Quốc phòng) vẫn ngoan cố coi việc đàm phán trực tiếp với Việt Minh là bằng chứng của sự yếu thế (của Pháp), vì vậy, họ cho rằng mọi cuộc thương lượng chỉ có thể tiến hành ở cấp quốc tế.

13h42 ngày 8/5/1954, tin Điện Biên Phủ thất thủ đến Paris qua một bức điện chỉ gồm 3 dòng chữ nhưng lại “nhanh như một vệt thuốc súng”. 16h45, Thủ tướng Laniel lật đật chạy đến điện Burbon để thông báo tình hình cho Quốc hội Pháp. Trong trang phục màu tang đen và với nét mặt co rúm vì xúc động, Laniel nặng nề bước lên diễn đàn. Ông ta bắt đầu bằng giọng nói đứt quãng: “Chính phủ… vừa được tin GONO (Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ) đã thất thủ sau 20 giờ chiến đấu quyết liệt”… Trong không khí im lặng nặng nề trong hội trường, các nghị sĩ nghe thấy tiếng nói của Laniel như tiếng khóc nức nở của một thiếu phụ từ một chốn xa xôi nào đó.

Trong ngày hôm ấy, 8/5, Thủ tướng Laniel ra lệnh cho các công sở trên toàn nước Pháp treo cờ rủ. Hôm sau, 9/5, quá căng thẳng trước thảm bại ở Điện Biên Phủ, Chính phủ Pháp lại ra lệnh thiết quân luật ở Thủ đô Paris. Sáng 10/5, quyết định hoãn các buổi biểu diễn vũ ba-lê của đoàn nghệ thuật đến từ Moscow. Chiều 10/5, tung tin sẽ giải tán Quốc hội nếu Chính phủ sụp đổ… Hành động này đã bị dư luận lên án là nhằm rủ bỏ trách nhiệm trước thảm bại Điện Biên Phủ, tạo ra cho đất nước một bầu không khí hoảng loạn có lợi cho mọi hành động tiếp theo của Chính phủ.

Sáng 11/5, bầu trời xám ngắt nặng trĩu màu chì, mây dông đè lên Paris hoa lệ, Chính phủ điều trần trước Quốc hội. Thủ tướng Laniel ngồi thu mình trong ghế, suốt một tiếng đồng hồ im lặng chịu trận trước những chất vấn của Nghị sĩ Francois Mitterrand về việc để mất Điện Biên Phủ. Bộ trưởng Ngoại giao Bidault vắng mặt, còn Bộ trưởng Quốc phòng Pleven cùng các phụ tá khác của Thủ tướng cũng đánh bài im tiếng, biến Chính phủ Laniel thành một “Nội các câm” như lời miêu tả của các nghị sĩ.

Buổi chiều, Chính phủ Pháp họp một phiên bi thảm nhất của nước Pháp kể từ tháng 5/1940, khi quân Pháp bị đại bại trước quân Đức trong Chiến tranh thế giới thứ II. Điều đáng ngạc nhiên là trong suốt 9 năm chiến tranh Đông Dương, đây là lần đầu tiên toàn thể các bộ trưởng trong Chính phủ Pháp bàn bạc, tranh luận về cuộc chiến tranh này! Bị dồn ép và đỏ mặt vì tức giận, Thủ tướng Laniel đập bàn tuyên bố với các bộ trưởng: …“Tôi không chịu được nữa! Đã đến lúc Chính phủ cần biết ai là bạn bè và ai là kẻ thù của mình. Tôi đã quyết định đặt vấn đề tín nhiệm Chính phủ về việc bác bỏ những chất vấn đối với tình hình Đông Dương…”.

Chiến thắng Điện Biên Phủ được xem là cơn “sóng thần” cuốn sạch tham vọng của Pháp gây dựng thuộc địa Đông Dương
Chiến thắng Điện Biên Phủ được xem là cơn “sóng thần” cuốn sạch tham vọng của Pháp gây dựng thuộc địa Đông Dương

Cuộc họp tiếp tục nghe Bộ trưởng Quốc phòng Pleven, Bộ trưởng Thuộc địa Marc Jacquet và Bộ trưởng Chiến tranh de Chevigne trình bày về tình thế bi đát của quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Những người dự họp nháo nhác cả lên khi nghe ngài Bộ trưởng Chiến tranh kết luận: “Chỉ ít lâu nữa thôi, một Điện Biên Phủ mới có thể đe dọa Hà Nội”. Người bàn tiếp tục chống giữ, người tính chuyện hòa, cuộc họp kéo dài đến gần 1h sáng ngày 12/5 mà ý kiến vẫn chưa thật ngã ngũ. Cuối cùng khi đã mệt nhoài, họ đành tạm đồng ý với phương châm: Giữ thái độ điều hòa trong đàm phán với đối phương tại Hội nghị Geneva, nhưng không đầu hàng.

Ngày 3/6/1954, Chính phủ Pháp cùng một lúc cách chức cả Tổng tư lệnh Navarre và Cao ủy Juan. Tổng tham mưu trưởng Ely được cử làm Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương kiêm luôn chức Cao ủy. Đến ngày 12/6, Chính phủ Laniel sụp đổ, mở đường cho phe chủ hòa đứng đầu là Pierre Mendes France ký các hiệp định đình chiến tại Geneva. Trận Điện Biên Phủ với tính chất khốc liệt của nó đã giúp nước Pháp thoát khỏi một cuộc chiến tranh mà họ không thể thắng được.