Theo đó, AV-Comparatives cho biết có 19 nhà cung cấp phần mềm chống virus đã gửi sản phẩm đến thử nghiệm. Nhưng thực tế, không có người dùng nào muốn thiết bị số của mình kết nối với darknet (mạng đen) nơi tiềm ẩn rất nhiều các phần mềm nguy hiểm và tiềm ẩn nguy cơ bị tấn công mạng để thử nghiệm phần mềm chống mã độc. Do đó, các chuyên gia quyết định kiểm tra phần mềm chống mã độc trong phòng thí nghiệm.
Sau cuộc thử nghiệm, tổ chức AV-Comparatives công bố Avira Antivirus Pro 2016 là sản phẩm chống mã độc tốt nhất năm 2016. Tất nhiên kết quả này gây nhiều tranh cãi do Norton–Symantec lại từ chối không gửi sản phẩm đến thử nghiệm. Bởi lẽ, trong cuộc thử nghiệm của AV-Comparatives vào năm 2012, Symantec cho rằng AV-Comparatives đã không kiểm tra đầy đủ để đánh giá sát thực tính năng của Norton.
Điều đó dẫn đến AV-Comparatives tiến hành 2 thử nghiệm độc lập, trong một thử nghiệm, sản phẩm Norton –Symantec đứng hàng đầu trong số các sản phẩm chống mã độc, trong thử nghiệm thứ 2 Avira chiếm vị trí thứ nhất.
Mặc dù, Avira, Norton được bình chọn là sản phẩm của năm, song, Bitdefender và Kaspersky Lab cũng được đánh giá là có khả năng bảo vệ máy tính khá cao.
Trong quá trình bình chọn, AV-Comparatives đã căn cứ trên năm hạng mục là: Phát hiện phần mềm độc hại, không đánh dấu phần mềm có mã độc; Loại bỏ phần mềm độc hại; có khả năng bảo vệ như thế nào và loại bỏ mã độc trên máy tính. Đồng thời, AV-Comparatives cũng đưa ra những sản phẩm đứng đầu trong từng hạng mục giúp người dùng có thể phân tích, lựa chọn sản phẩm chống mã độc phù hợp nhất.
Cụ thể như sau: Norton là phần mềm bảo vệ tốt nhất, Avira là phần mềm sửa chữa tốt nhất nếu máy tính bị nhiễm mã độc, còn Kaspersky có khả năng phát hiện virus thâm nhập vào máy tính tốt nhất.
Có thể thấy, trước hàng chục sản phẩm chống virus được đánh giá cao, người dùng cần dựa trên cơ sở những tiêu chí bảo mật hệ thống của riêng mình để lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng.
ĐM