Những thước phim nhạy cảm về sự an toàn của trẻ em gái tạo nên nhiều thông điệp xúc động

VietTimes -- Với những thước phim nhạy cảm về an toàn của trẻ em gái tại nơi công cộng, nhiều thông điệp xúc động đã được các bạn trẻ truyền tải qua các bộ phim ngắn rất sáng tạo, độc đáo trong cuộc thi sản xuất phim ngắn về an toàn của trẻ em gái tại nơi công cộng đã chọn ra 3 giải Nhì (không có giải Nhất).
Các tác giả lên nhận giải. VietTimes.

Ngày 3/2, lễ Tổng kết Trao giải Vòng chung kết cuộc thi Cuộc thi “sản xuất phim ngắn về an toàn của trẻ em gái tại nơi công cộng và khi di chuyển trên phương tiện công cộng trong thành phố” được tổ chức tại Nhà hát Tuổi trẻ.

Các tác phẩm đã thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của các tác giả khi đề cập vấn đề xâm hại, quấy rối tình dục thường được diễn ra sau một tiến trình làm quen, xây dựng mối quan hệ từ kẻ xâm hại, hoặc kẻ quấy rối tình dục thường là người lạ nhưng kẻ xâm hại tình dục trẻ em gái thường là người quen. Các tác phẩm này đã mang lại những thông điệp, kiến thức cho khán giả về thực trạng, cách ứng phó vấn đề bạo lực đối với trẻ em gái tại thành phố nói riêng và tại Việt Nam nói chung.

Kết quả chung cuộc, ban tổ chức đã trao ba giải Nhì, với phần thưởng 10 triệu đồng mỗi giải, cho ba tác phẩm: “Chuyến xe cuối cùng” của tác giả Vũ Trần Minh, “Tôi cũng có một người em gái” của tác giả Nguyễn Hạnh Nguyên, “Chuyện của An” của nhóm Chai thời gian với phần thưởng mỗi giải trị giá 10 triệu đồng.

Ba giải Ba được trao cho tác phẩm “Quá khứ - Tôi - Hiện tại” của tác giả Thảo Hoàng, “Khi một người lên tiếng” của tác giả Đàm Thị Thúy Hằng và “Một cái vỗ nhẹ” của tác giả Đức Văn. Ban giám khảo còn dành tặng mười giải Khuyến khích cho các tác giả, tác phẩm.

Nhóm tác giả của tác phẩm "Khi một người lên tiếng"

Trước đó, từ tháng 10/2017, Tổ chức Plan International Việt Nam chính thức phát động Cuộc thi “sản xuất phim ngắn về an toàn của trẻ em gái tại nơi công cộng và khi di chuyển trên phương tiện công cộng trong thành phố”nhằm tạo cơ hội thực hiện các ý tưởng truyền thông sáng tạo thông qua sản xuất các bộ phim ngắn của các nhóm bạn trẻ là học sinh THPT, sinh viên đang sinh sống và học tập tại thành phố Hà Nội.

Cuộc thi được phát động rộng rãi qua phương tiện truyền thông đại chúng và trực tiếp tại các Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, THPT Việt Đức…, tại vòng sơ khảo, 58 tác phẩm dự thi của 50 tác giả, nhóm tác giả đã gửi về dự thi. Ban giám khảo đã lựa chọn 20 kịch bản phim hay nhất vào vòng chung kết.
Sau gần 3 tháng làm việc, 20 tác giả/nhóm tác giả, với sự hỗ trợ kỹ thuật của IyourTV đã cho ra đời 20 bộ phim ngắn mô tả những tình huống mất an toàn phổ biến của các em gái khi sử dụng các phương tiện công cộng.

Quan trọng hơn, các tác phẩm đã đề cập đến hậu quả, đồng thời những giải pháp về hành vi cho người chứng kiến, người thân của các em gái khi các tình huống xâm hại tình dục xảy ra. Sự hiểu biết sâu sắc của các tác giả khi đề cập đến vấn đề xâm hại, quấy rối tình dục trẻ em gái đã được thể hiện trong các tác phẩm dự thi, khi các tình huống xâm hại tình dục thường được diễn ra sau một tiến trình làm quen, xây dựng mối quan hệ từ kẻ xâm hại, hoặc kẻ quấy rối tình dục thường là người lạ nhưng kẻ xâm hại tình dục trẻ em gái thường là người quen biết. Các tác phẩm này đã mang được những thông điệp, kiến thức đến với khán giả về  thực trang và cách ứng phó với vấn đề bạo lực giới đối với em gái tại thành phố nói riêng và tại Việt Nam nói chung.