Những giải pháp bảo vệ trẻ thời công nghệ

Không như những thế hệ trước, các gia đình ngày nay chọn smartphone hay máy tính bảng là món đồ chơi công nghệ dành cho trẻ nhỏ ở nhà. Người lớn sẵn sàng chi cho trẻ một món hàng cao cấp nhằm động viên, kích thích sự cố gắng của trẻ như một phần thưởng.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Đây cũng là cách để phụ huynh có thể giảm bớt lo lắng, kiểm soát được con em ở đâu và làm gì, kịp thời liên lạc khi cấp bách, cũng như các tiện ích khác mà điện thoại di động mang lại.

Phụ huynh tạo điều kiện cho con em tiếp xúc với các thiết bị công nghệ sớm sẽ giúp trẻ phát triển trí thông minh, tạo cho trẻ  phản ứng nhanh nhạy, trí tưởng tượng phong phú. Nhưng nếu quá lạm dụng, những món đồ chơi công nghệ này cũng sẽ mang lại tác hại cho trẻ, đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Một trong những vấn đề lo ngại chính là nếu trẻ dành thời gian dính lấy điện thoại di động nhiều hơn là các hoạt động ngoại khóa thì khả năng giao tiếp của trẻ sẽ dần bị hạn chế, kỹ năng sống trong xã hội không được phát triển toàn diện. Điều này có thể khiến trẻ tự cô lập bản thân, không hứng thú với cuộc sống bên ngoài, cảm thấy bản thân chỉ ổn nếu được chơi với smartphone, với máy tính bảng hơn là giao lưu với bạn bè.

Khó có thể phủ nhận được việc người lớn muốn trang bị, muốn con mình có được những cơ sở vật chất, điều kiện tốt để phát triển. Muốn con được vui nhưng cũng lo ngại về những hiểm nguy ở một thế giới ảo, bởi chúng ta không thể kiếm soát và quản lý được hoạt động trên mạng của trẻ, trẻ có thể chơi quá số giờ cho phép, những nội dung phản cảm, độc hại nhằm vào trẻ em…

Chăm con thời @

Có nhiều giải pháp đặt ra giúp bậc cha mẹ muốn con hiểu rõ cần phải làm gì và không nên làm gì khi sử dụng thiết bị công nghệ như smartphone và máy tính bảng. Bên cạnh những lời khuyên mang tính lý thuyết cứng nhắc, răn đe thì một giải pháp tối ưu và hữu dụng dành cho các phụ huynh là hiện nay có rất nhiều ứng dụng để bạn có thể quản lý, giữ trẻ tránh xa khỏi những nguy hiểm đang rình rập kia.

Một trong những số trang trẻ thường truy cập nhiều nhất chính là YouTube. Nhưng với một kho tàng khổng lồ về video như YouTube thì việc sàng lọc nội dung và phân chia độ tuổi còn khó khăn và khó kiểm soát, một số kênh độc hại cũng lợi dụng điều này và nhằm vào trẻ em với mục đích xấu.

Để giảm bớt nỗi lo lắng của cha mẹ, YouTube đã ra mắt phiên bản ứng dụng dành cho trẻ em với tên gọi YouTube Kids, chỉ sử dụng được trên các thiết bị di động như smartphone, máy tính bảng. Đây là phiên bản có giao diện khá thân thiện với trẻ nhỏ và gia đình, nội dung được biên tập, chọn lọc khắt khe, sắp xếp một cách khoa học để phù hợp với lứa tuổi.

Không chỉ có YouTubeKids, các ứng dụng ra đời hướng đến không gian chơi và học lành mạnh cho trẻ còn có Kids Place, Kid Read, Kid Mode, Kid's Shell, Play Pad.

Điểm qua một số ưu điểm, Kids Place là một phần mềm giúp cha mẹ quản lý trẻ nhỏ bằng cách tạo một màn hình riêng – một khu vực an toàn dành cho trẻ em, bạn có thể lựa chọn phần mềm nào được phép xuất hiện trên màn hình được tạo này. Với Kid Read, ứng dụng sẽ giúp phụ huynh kiểm tra được con của mình làm gì trên chiếc smartphone. Một tính năng khác là ứng dụng sẽ phân tích kết quả theo dạng biểu đồ và bạn sẽ hiểu được trẻ thường dành nhiều thời gian vào việc nào.

Đến với Kid Mode, một ứng dụng được thiết kế đặc biệt dành riêng cho trẻ dưới 8 tuổi với một kho trữ nhiều game giáo dục, giúp cho việc học của trẻ trở nên thú vị hơn. Kid Mode còn có chức năng chống xóa/cài đặt ứng dụng, các game, video và sách cũng được sắp xếp khoa học theo độ tuổi, chủ đề mà trẻ muốn tìm.

Nếu cha mẹ luôn lo lắng không biết con mình ở đâu, đang làm gì thì Play Pad sẽ là một gợi ý nếu bạn muốn quản lý và theo dõi xem trẻ đang ở nơi nào thông qua GPS. Thêm một phần mềm giúp bạn phòng ngừa sự táy máy của con trẻ, Kid's Shell có một chế độ dành cho trẻ em và bạn sẽ được chọn những ứng dụng được hiển thị, trẻ cũng sẽ bị hạn chế một số tính năng khác mà để thao tác thực hiện cần có mật khẩu đã tạo từ trước.

Ánh sáng xanh – mối đe dọa ảnh hưởng tương lai nặng nề

Sức khỏe là mối quan tâm bậc nhất đối với trẻ em dưới 12 tuổi khi sử dụng các món đồ chơi công nghệ. Trong đó, hệ lụy từ việc tiếp xúc thiết bị di động với tần suất cao là hội chứng thị giác màn hình, khó tiếp thu kiến thức, tâm trạng dễ buồn chán và cáu gắt, cơ thể mất cân bằng nhịp sinh học mà nguyên nhân chính dẫn đến các tác động tiêu cực này là do lượng ánh sáng xanh phát ra từ màn hình của smartphone, máy tính bảng, tivi…

Bên cạnh việc ra đời các sản phẩm mới thì việc cải tiến, khắc phục những khuyết điểm ảnh hưởng thị giác cũng là một vấn đề quan trọng nên được cân nhắc. Hiểu rõ tác hại của màn hình tới nhãn cầu khi sử dụng điện thoại hay các thiết bị không dây vào ban đêm, các nhà sản xuất phát triển ứng dụng đã tạo lập những ứng dụng giúp giảm độ mỏi mắt khi phải sử dụng laptop, smartphone hay tablet quá lâu.

Không dừng lại ở việc thiết kế các ứng dụng lọc ra các sắc xanh có hại cho mắt, khoa học công nghệ tân tiến ngày nay đã tìm ra công nghệ có thể trực tiếp giảm lượng ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện tử mà không cần qua ứng dụng nào.

Ngăn chặn ánh sáng xanh với công nghệ SoftBlue của Philips

Trong năm 2016, hãng Philips đã công bố công nghệ SoftBlue trên smartphone của mình, giúp giảm đến 86% lượng ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện tử, đồng thời vẫn giữ được chất lượng hiển thị.

Philips cũng chính thức giới thiệu 2 mẫu điện thoại Philips V787, S616  là những mẫu smartphone đầu tiên dùng công nghệ màn hình SoftBlue với mong muốn giảm thiểu được các ảnh hưởng xấu của ánh sáng xanh tới người sử dụng. Đối tượng cần được lưu ý ở đây chính là trẻ em, một thế hệ đang lớn lên trong một thời kỳ chạy đua của lực lượng công nghệ khoa học - kỹ thuật, ít nhiều đều chịu sự chi phối của những món đồ công nghệ cao cấp.

Vì vậy, công nghệ SoftBlue ra đời chính là mang lại thông điệp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ và phát triển một thế hệ mầm non. Philips không chỉ đem lại những lợi ích cho người lớn mà còn giúp trẻ thỏa thích sáng tạo chơi đùa và kích thích trí thông minh khi tương tác với các thiết bị di động. 

Với một chiếc smartphone được áp dụng công nghệ tân tiến SoftBlue, người tiêu dùng có thể thoải mái sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng trong nhiều giờ mà không lo ngại luồng ánh sáng xanh gây tổn thương đến mắt. Vượt trội hơn các giải pháp tải ứng dụng đang có trên thị trường, công nghệ mới này của Philips hứa hẹn vẫn giữ được chất lượng về một màn hình có độ phân giải cao, cấu hình mượt mà và quan trọng vẫn giữ độ sắc nét, độ màu trung thực của hình ảnh. Có SoftBlue và những công nghệ tương tự, người dùng sẽ bớt các lo ngại về sức khỏe của thị lực.

Hiện hai sản phẩm Philips V787 và S616 hiện đang có mức giá bán khá tốt lần lượt là 3.490.000đ và 2.990.000đ tại các cửa hàng bán lẻ điện thoại trên toàn quốc.

Theo Báo Diễn Đàn Đầu Tư

http://vnreview.vn/tin-tuc-o-dau-co-gi/-/view_content/content/2117392/nhung-giai-phap-bao-ve-tre-thoi-cong-nghe