Phòng theo dõi video trận đấu được đặt tại thủ đô Moscow.
World Cup 2018 là sự kiện bóng đá lớn nhất thế giới lần đầu tiên được áp dụng công nghệ trợ lý VAR vào các trận đấu, chỉ sau 4 ngày diễn ra đã khuấy động rất nhiều cuộc tranh luận xung quanh vấn đề này.
Một vài tình huống đặc biệt đã được thay đổi nhờ công nghệ này trong những ngày vừa qua. Nếu như Pháp được "tặng" một quả phạt đền trong trận mở màn với Úc sau khi trọng tài tham khảo ý kiến với các trợ lý VAR, thì Iceland lại cho rằng VAR nên xem xét lại để trao cho mình một quả phạt đền trong trận đấu với Argentina.
Trọng tài xem lại video để xác định cầu thủ Úc có phạm lỗi hay chưa. (Nguồn: REUTERS)
Ngoài ra VAR cũng đã trao cho Peru một quả phạt đền khác trong trận đấu với Đan Mạch. Hãy cùng xem công nghệ VAR đã hoạt động như thế nào trong những ngày đầu World Cup 2018.
1. FIFA có niềm tin vững chắc vào VAR
Bất chấp nhiều sự tranh cãi rằng công nghệ VAR có thể khiến vị trí của trọng tài trong trận đấu bị mờ nhạt và dù đã được thử nghiệm trong nhiều trận đấu trước đó nhưng vẫn thiếu thông tin rõ ràng dành cho người xem.
Cuối tháng 3 vừa qua, việc sử dụng VAR vào World Cup 2018 đã được FIFA thông qua, sau khi Chủ tịch Gianni Infantino của FIFA có phát biểu chính thức với các phóng viên: "Chúng ta sẽ có mùa World Cup đầu tiên với sự hỗ trợ của trợ lý video cho trọng tài".
2. Những trường hợp cần sự trợ giúp của VAR
Màn hình hỗ trợ trọng tài được đặt ở giữa sân vận động.
VAR là viết tắt của cụm từ "Video Assistant Referees" (tạm dịch: Trợ lý trọng tài qua video), giúp cho quyết định của trọng tài trở nên chính xác hơn sau khi xem lại hình ảnh quay chậm lại trong các tình huống ghi bàn, phạt đền hay thẻ đỏ.
Trên thực tế công nghệ này đã được thử nghiệm trong các trận đấu ở Bundesliga của Đức, giải Serie A của Ý và một số giải FA và League Cup của Anh. Chủ tịch Infantino cho biết khi sử dụng trong các trận đấu, VAR đã chứng minh được việc giảm những sai sót từ phía các trọng tài và sẽ giúp bóng đá trở thành "một môn thể thao công bằng và minh bạch hơn".
"Vào năm 2018, không thể xảy ra chuyện mọi người trên sân vận động và cả những người đang xem trong phòng khách của mình đều biết được trọng tài phạm sai lầm lớn hay không, trong khi chính họ là người duy nhất không biết", Infantino nói thêm. Ông cũng đã nhiều lần hứa hẹn rằng VAR sẽ được sử dụng trong khoảng thời gian từ 14/6 đến 15/7 của World Cup 2018, cuối cùng sự ưu tiêu hàng đầu của ông cũng đã được đáp ứng kể từ khi được bầu làm Giám đốc của FIFA vào tháng 2/2016.
Không những thế tuy các nhà phê bình đều cho rằng hệ thống này mang tính tự phát trong các trận đấu nhưng cho đến thời điểm này, sự can thiệp của VAR tại World Cup 2018 đang ở chiều hướng "nhanh chóng và tích cực".
3. Các trọng tài đã sử dụng VAR như thế nào?
Vị trí các camera được sử dụng tại mỗi trận đấu.
64 trận đấu trong World Cup sẽ được hỗ trợ bởi một nhóm bao gồm 1 trợ lý trọng tài (VAR) thông qua video cùng ba trợ lý của ông là AVAR1, AVAR 2 và AVAR3 tại phòng theo dõi hoạt động của video được đặt ở Thủ đô Moscow.
Tất cả các luồng thông tin sẽ được camera thu lại từ 12 sân vận động của World Cup qua hệ thống cáp quang đến VAR, còn các trọng tài trên sân và trợ lý VAR sẽ liên lạc với nhau bằng một thiết bị audio kết nối bằng cáp quang. Sẽ có tất cả 33 camera khác nhau, 8 trong số đó là các camera quay chậm và 6 camera quay siêu chậm.
Tuy nhiên, VAR chỉ được sử dụng trong 4 "tình huống thay đổi trận đấu" sau: bàn thắng được chấp nhận hoặc từ chối, một đội có được hưởng hay từ chối các cú phạt đền hay không, các tình huống rút thẻ đỏ và nhầm lẫn giữa các cầu thủ trên sân. Nhóm VAR sẽ chỉ can thiệp và tư vấn cho trọng tài xem xét lại quyết định của mình nếu anh ta phạm sai lầm nào một trong 4 tình huống trên.
Tất nhiên người cuối dùng đưa ra quyết định vẫn là ở phía trọng tài chính sau khi nhận được những lời góp ý từ các trợ lý video.
4. Những đội nào đã từng được lợi nhờ VAR?
Trong trận đấu giữa 2 đội Peru và Đan Mạch diễn ra hôm 16/6, trọng tài chính Bakary Gassama đã nhận sự trợ giúp từ công nghệ VAR để mang lại cú phạt đền cho cả 2 đội, khiến tỷ số 1-0 nghiêng về Đan Mạch trở nên công minh hơn. Trọng tài cũng bày tỏ sự lạc quan đối với hệ thống VAR là điều mà "chúng ta đều phải học", để cung cấp cho các quan chức tại trận đấu một cảm giác an toàn hơn khi đưa ra những quyết định lớn.
Trọng tài Bakary Gassama tại trận đấu giữa Peru và Đan Mạch.
"Chúng ta đã nhìn thấy những sai lầm lớn, thậm chí là từ các trọng tài hàng đầu, tuy VAR không thể loại trừ hoàn toàn nhưng có thể làm giảm bớt những sai sót đó", Gassama nói với BBC ngay trước trận đấu.
Ngoài ra, Pháp cũng đã được "tặng" một quả phạt đền trong trận mở màn với Úc sau khi trọng tài tham khảo ý kiến với các trợ lý VAR. Cụ thể là theo luật của FIFA, những tình huống phạm lỗi trong khu vực 16,50m thì quyền thổi phạt thuộc về trọng tại. Thế nhưng đối với pha bóng trong trận đấu này, thoạt đầu trọng tài đã không xác định được vì khuất tầm nhìn nên đã không cho Pháp hưởng quả 11m.
Sau đó, trợ lý VAR cho trọng tài đã cung cấp những hình ảnh quay chậm và cho thấy rất rõ chân của Ribdon đã móc vào chân của Griezmann. Phạm lỗi quá rõ nên cuối cùng Pháp vẫn được hưởng cú đá phạt 11m. Nhờ ứng dụng công nghệ đúng lúc đã giúp cho Pháp có được bàn thắng xứng đáng, vì trên thực tế trợ lý trọng tài không thể xác định bóng qua vạch vôi giới hạn hay chưa do diễn biến quá nhanh.
Tổng cộng có tất cả 6 quả phạt đền đã được đưa ra nhờ công nghệ VAR trong tổng số 8 trận đấu được xem xét. Thế nhưng rất nhiều người đã đưa ra nghi vấn rằng liệu VAR có thể chịu được trách nhiệm hoàn toàn trong suốt kì World Cup 2018 hay không khi càng ngày càng nhiều trọng tài dựa vào trợ lý video này?
Theo ICT News