Đa đám mây mang tới nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp trong công tác phân phối dữ liệu, tài sản, nguồn lực dự phòng, phần mềm, các ứng dụng trên nhiều môi trường đám mây khác nhau chứ không chỉ phụ thuộc vào duy nhất một đám mây đơn. Mặc dù có những lợi ích rõ ràng của việc không đặt tất cả trứng vào một giỏ, nhưng chiến lược nhiều đám mây cũng có nghĩa là doanh nghiệp có nhiều giỏ phải để bảo vệ. Điều này khiến độ phức tạp tăng lên đáng kể, đặc biệt nếu các tổ chức vẫn có dữ liệu đám mây tại chỗ và riêng tư cũng cần được bảo vệ.
Các nền tảng an ninh và công nghệ đã phát triển đáng kể trong thập kỷ qua, với thị trường bảo mật ngày càng bị phân mảnh và việc áp dụng đám mây bước vào thời kỳ trưởng thành trong doanh nghiệp. Chúng tôi nhận thấy sự tăng trưởng nhanh chóng của việc áp dụng đám mây, như một bước ngoặt cho các doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình tiến tới Công nghiệp 4.0 và nền kinh tế số.
Bên cạnh đó, để đối phó với các thách thức an ninh mạng đang ngày càng gia tăng, các nhóm bảo mật của nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng vô số công cụ bảo mật từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, đồng thời áp dụng công nghệ đám mây mà không có một kế hoạch dài hạn. Điều đó đã tạo ra một cảnh quan CNTT phức tạp hơn để bảo mật, với các lỗ hổng về khả năng hiển thị và dữ liệu được trải rộng trên nhiều công cụ, đám mây và cơ sở hạ tầng tại chỗ.
Khách hàng doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Thứ nhất, họ không biết bắt đầu từ đâu và làm thế nào để xác định kiến trúc đám mây trong tương lai, cũng như không đưa ra được chiến lược đám mây theo những lộ trình công nghệ và mô hình hoạt động của đám mây. Thứ hai, doanh nghiệp đang tùy ý thiết kế kiến trúc đám mây trong tương lai bao gồm tùy tiện cung cấp cổng thông tin tự phục vụ cho người dùng trên các nền tảng đám mây khác nhau. Với nguồn lực hạn chế, khách hàng không thể phát hiện và phản ứng kịp thời với bất kỳ mối đe dọa bảo mật nào. Thứ ba, doanh nghiệp đang thực sự thiếu các chính sách quản lý trên môi trường phân tán để tuân thủ các chính sách bảo mật và các mô hình quản trị nhằm đảm bảo tính minh bạch. Như vậy, vì sao doanh nghiệp vẫn phải cần tới môi trường đa đám mây?
Lựa chọn dịch vụ/sản phẩm tốt nhất
Không có bất cứ nhà cung cấp dịch vụ đám mây đơn nào có đầy đủ công cụ hữu hiệu cho tất cả mọi phương án, bởi vậy, khi sử dụng đa dạng hóa các đơn vị cung cấp dịch vụ đám mây, doanh nghiệp có thể lựa chọn những gì tốt nhất mà nhà cung cấp có thể mang lại. Ví dụ, nếu doanh nghiệp xây dựng các ứng dụng trên nền tảng Watson AI cần phải liên thông với các sản phẩm của Microsoft, doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng đám mây IBM và Azure.
Cải thiện khả năng khắc phục hậu quả
Tương tự, không có đơn vị cung cấp dịch vụ đám mây nào tránh được sự cố ngừng hoạt động lớn. Bằng cách sử dụng hai nhà cung cấp trở lên, cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp sẽ trở nên linh hoạt hơn và nếu muốn, doanh nghiệp hoàn toàn có thể giữ các bản sao ứng dụng trên hai đám mây riêng biệt để nếu một nhà cung cấp dịch vụ đám mây tạm ngừng hoạt động cũng sẽ không ảnh hưởng tới doanh nghiệp khách hàng.
Nắm quyền đàm phán
Việc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ đám mây chứng tỏ doanh nghiệp là một khách hàng tiềm năng. Điều đó có nghĩa, với cơ hội mang loại doanh thu lớn cho nhà cung cấp dịch vụ trong tương lai, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đàm phán để có được chi phí dịch vụ thấp nhất có thể trong thời gian dài. Phân chia cơ hội cung cấp dịch vụ cho các đơn vị đó cũng sẽ mang lại lợi thế cho doanh nghiệp khi đàm phán chi phí và dịch vụ đi kèm.
Giảm thiểu phụ thuộc
Việc phụ thuộc vào duy nhất một bên cung cấp dịch vụ cho bất cứ sản phẩm hoặc dịch vụ nào đều ẩn chưa những rủi ro. Không chỉ là vấn đề doanh nghiệp cần tránh tình trạng tạm ngừng cung cấp dịch vụ của bên thứ ba, việc khắc phục sau khi sự cố xảy ra có thể dẫn tới những chi phí và tổn thất lớn chưa từng có của doanh nghiệp.
Theo một báo cáo của Viện giá trị doanh nghiệp của IBM, 57% các nhà quản lý đa đám mây được khảo sát lo lắng về bảo mật và tuân thủ. Nói cách khác, mối quan tâm về bảo mật và đám mây luôn song hành. Mối lo ngại này là hoàn toàn thực tế và cần được giải quyết để giúp khách hàng tự tin tận dụng lợi ích của đám mây cho các sáng kiến chuyển đổi kinh doanh. Và khi nhắc tới các thành phần chính của cơ sở hạ tầng đám mây hiện đại bao gồm bất kỳ nền tảng đa đám mây nào, việc xây dựng một môi trường dựa trên các tiêu chuẩn mở là điều cần thiết. Điều này cho phép khả năng liên tục chuyển đổi hoặc liên kết từ nhà cung cấp đám mây này sang nhà cung cấp đám mây khác, cho dù với mục tiêu dịch vụ tốt hơn, tính sẵn có hoặc mức giá.
Đồng thời, để đảm bảo dữ liệu được bảo vệ trong nhiều đám mây, doanh nghiệp có xu hướng tìm kiếm môi trường bảo mật được đơn giản hóa, cho phép họ quản lý dữ liệu và khối lượng công việc hiệu quả hơn. Điều này cũng giúp doanh nghiệp tránh việc tích hợp phức tạp hoặc khi chuyển đổi giữa các giải pháp khác nhau có thể gây rủi ro bảo mật.
IBM đã tái thiết kế các nền tảng kết nối và cung cấp công nghệ bảo mật cho khách hàng trong gói dịch vụ Cloud Pak cho Bảo mật. Gói dịch vụ này trên thực tế bao gồm các công nghệ bảo mật được đặt chung trên một giao diện với các kết nối dữ liệu mở, và một hệ sinh thái tích hợp các ứng dụng của các đối tác. Nền tảng này cho phép các doanh nghiệp nhanh chóng tích hợp các công cụ bảo mật hiện có để tạo ra những hiểu biết sâu sắc hơn và có s VnMedia ự chuẩn bị tốt nhất trước các mối đe dọa trên môi trường đa đám mây hoặc đám mây lai.
Theo VNmedia