Nhiều nghệ sĩ đâm đơn kiện công cụ vẽ tranh bằng AI

VietTimes – Các nhà phát triển hệ thống sáng tạo nghệ thuật Stable Diffusion và Midjourney đang bị 3 nghệ sĩ kiện vì vi phạm bản quyền.
Nhiều nghệ sĩ đâm đơn kiện công cụ vẽ tranh bằng AI (Ảnh: Tech Spot)

Ngoài những lo ngại về nội dung do AI tạo ra sẽ lấy đi công việc của con người. Mới đây, hệ thống sáng tạo nghệ thuật Stable Diffusion và Midjourney, các nhà phát triển của họ đang bị ba nghệ sĩ kiện vì vi phạm luật bản quyền.

Các công cụ tạo nội dung do AI cung cấp đã chứng kiến mức độ phổ biến của chúng bùng nổ trong những tháng gần đây, nhưng điều đó vẫn không ngăn được những tranh cãi xung quanh chúng. Điều đó đặc biệt đúng với các hệ thống tạo tranh ảnh nghệ thuật. Vấn đề này đã được đề cập vào tháng 9 năm ngoái, khi tác phẩm giành chiến thắng trong cuộc thi dành cho các nghệ sĩ kỹ thuật số mới nổi tại Hội chợ Bang Colorado thuộc về Jason M. Allen, người đã tạo ra tác phẩm tham dự bằng Midjourney.

Các AI Midjourney và Stable Diffusion được huấn luyện nhờ hàng tỷ hình ảnh. Đối với Stable Diffusion, nó sử dụng các bộ dữ liệu chọn lọc từ dự án LAION-5B, một bộ sưu tập 5 tỷ hình ảnh và caption miêu tả liên quan tạo ra bởi một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận tại Đức. Việc “cào" dữ liệu này thường được thực hiện mà không cần sự cho phép từ các nghệ sĩ, và nhờ đó các AI có thể nhái lại phong cách hội hoạ của họ. Biết được điều này, ba nghệ sĩ là Sarah Andersen, Kelly McKernan, và Kafla Ortiz đã tuyên bố đây là hành vi xâm phạm bản quyền.

Ba nghệ sĩ kể trên đã đâm đơn kiện thay mặt cho tất cả các nghệ sĩ bị ảnh hưởng và đang "tìm kiếm sự bồi thường cho những thiệt hại do Stability AI, DeviantArt và Midjourney gây ra, đồng thời đưa ra lệnh cấm để ngăn chặn những vụ việc này xảy ra trong tương lai".

“Đơn kiện cáo buộc hành vi xâm phạm bản quyền trực tiếp, xâm phạm bản quyền gián tiếp, xâm phạm DMCA, xâm phạm quyền lợi của các nguyên đơn về công khai phá vỡ hợp đồng liên quan các điều khoản dịch vụ của DeviantArt, cùng nhiều hành vi vi phạm luật cạnh tranh của California".

Luật sư kiêm typographer Matthew Butterick, người nộp đơn cùng với chuyên gia chống độc quyền và kiện tập thể Joseph Saveri Law Firm, viết rằng nhiều người, đặc biệt là các nhà văn, nghệ sĩ, lập trình viên, và các nhà sáng tạo khác, đều quan ngại về các hệ thống AI đang được huấn luyện dựa trên các tác phẩm đã đăng ký bản quyền mà không có sự cho phép của tác giả. Anh nhấn mạnh thêm rằng vụ kiện mới nhất này là một bước tiến mới trong quá trình biến AI trở nên công bằng hơn đối với các nhà sáng tạo.

Butterick và Saveri hiện cũng đang kiện Microsoft, GitHub và OpenAI trong một vụ kiện tương tự xoay quanh mô hình lập trình AI CoPilot.

Theo ghi nhận của The Verge, câu hỏi liệu AI được đào tạo trên nhiều nội dung có vi phạm luật bản quyền hay không là một câu hỏi phức tạp. Những người tạo ra chúng lập luận rằng nó tuân theo chính sách sử dụng hợp pháp ở Mỹ, nhưng điều đó có thể cần phải được chứng minh tại tòa án.

Theo Tech Spot