“Sạn” từ đâu?
TS. Hà Thị Ngọc Hà, Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam cho biết, các sai sót thường thấy trong lập BCTC đã kiểm toán, cả phần trình bày của DN và ý kiến của kiểm toán viên.
Về phía DN, chủ yếu các lỗi xuất phát trong lập BCTC đến từ việc không xác định đúng chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán phải áp dụng; chưa phân loại đúng tài sản và nợ phải trả ngắn hạn, dài hạn; chưa ghi nhận và thuyết minh đúng quy định của chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp đến từ việc không lập dự phòng cho tài sản, nợ phải trả, không phản ánh đúng tài sản và nguồn vốn, doanh thu, chi phí…, thậm chí chưa cập nhật theo chế độ kế toán mới ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Còn về phía kiểm toán viên, mục đích của kiểm toán là đạt được sự đảm bảo rằng BCTC có được trình bày một cách trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu theo chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hay không. Tuy nhiên, khi thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên có thể có sự nhầm lẫn giữa hai loại vấn đề là sai sót trong BCTC và không đủ bằng chứng để kết luận. Nếu kiểm toán viên kết luận hạch toán trong BCTC là sai, nhưng không thể ước tính điều chỉnh, thì trường hợp này vẫn là BCTC có sai sót trọng yếu, chứ không phải thuộc trường hợp không đủ bằng chứng.
Trong một số trường hợp, không ít kiểm toán viên không nêu rõ ảnh hưởng đến BCTC trong đoạn ngoại trừ, hoặc đánh giá sai về mức độ ảnh hưởng: lan tỏa hay không lan tỏa…
“Việc đánh giá sai ảnh hưởng cùng lúc đến rất nhiều khoản mục trên BCTC, ví dụ BCTC lập trên cơ sở giả định hoạt động liên tục, trong khi giả định không còn phù hợp. Ngoài ra, có thể ảnh hưởng tới chỉ một vài khoản mục tại DN, nhưng giá trị lớn. Ví dụ hàng tồn kho bị ghi thừa một khoản tương ứng 150% lãi thuần; không thu thập đủ bằng chứng về hàng tồn kho và hàng tồn kho chiếm 40% tổng tài sản…”, bà Hà cho biết thêm.
Minh bạch phải bắt đầu từ sự chuẩn mực của DN
Ông Nguyễn Anh Phong, Phó tổng giám đốc Sở GDCK Hà Nội (HNX) cho biết, BCTC là một trong những thành tố quan trọng trong hồ sơ đăng ký niêm yết, giao dịch cổ phiếu trên Sở. Mặc dù theo quy định hiện hành, có những yêu cầu rất rõ ràng đối với BCTC như phải tuân thủ các quy định pháp luật về BCTC, phải được kiểm toán/soát xét bởi các tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, nhưng trên thực tế, việc lập và giám sát BCTC của các DN vẫn còn nhiều sai sót.
Trong đó, các lỗi chủ yếu thường thấy là không thuyết minh, hoặc thuyết minh không đầy đủ các giao dịch với bên có liên quan; các khoản đầu tư tài chính; trích thiếu hoặc không trích lập dự phòng tổn thất đầu tư tài chính, làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận của năm báo cáo; trích thiếu, không trích hoặc điều chỉnh thời gian trích khấu hao không đúng quy định, làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận của năm báo cáo gần nhất… Ngoài ra, trong một số trường hợp, các DN rơi vào trường hợp ghi nhận vốn góp bằng tài sản cố định, khi chưa hoàn thành thủ tục sang tên…
Theo ông Phong, các thông tin trên BCTC là căn cứ gần như là duy nhất để đánh giá “sức khỏe” của một DN và định giá cổ phiếu. Do đó, những lỗi như trên là trọng yếu và có thể ảnh hưởng rất lớn tới góc nhìn của nhà đầu tư.
Đồng quan điểm với ông Phong, đại diện UBCK cho rằng, BCTC có ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định của nhà đầu tư. Không chỉ là đối với các công ty đại chúng chưa niêm yết, chất lượng báo cáo tài chính của nhiều DN niêm yết cũng chưa đáp ứng đầy đủ các quy định trong lập BCTC.
Để khắc phục tình trạng này, theo Phó vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Bộ Tài chính, ông Trịnh Đức Vinh, quy định pháp lý sẽ hướng tới việc thay đổi tư duy của DN và kiểm toán viên khi thực hiện lập và soát xét BCTC. Theo đó, sẽ đi sâu vào bản chất hơn là tên gọi của các giao dịch.
“Đây chính là tinh thần theo chuẩn mực IFRS mà các DN Việt Nam tất yếu và bắt buộc tham gia trong thời gian tới, nhằm hướng tới sự minh bạch, công bằng cho cả cộng đồng DN và nhà đầu tư. Trước mắt, sẽ là đối với các DN đại chúng và DN niêm yết”, ông Vinh cho biết thêm.
“Sạn” từ đâu?
TS. Hà Thị Ngọc Hà, Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam cho biết, các sai sót thường thấy trong lập BCTC đã kiểm toán, cả phần trình bày của DN và ý kiến của kiểm toán viên.
Về phía DN, chủ yếu các lỗi xuất phát trong lập BCTC đến từ việc không xác định đúng chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán phải áp dụng; chưa phân loại đúng tài sản và nợ phải trả ngắn hạn, dài hạn; chưa ghi nhận và thuyết minh đúng quy định của chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp đến từ việc không lập dự phòng cho tài sản, nợ phải trả, không phản ánh đúng tài sản và nguồn vốn, doanh thu, chi phí…, thậm chí chưa cập nhật theo chế độ kế toán mới ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Còn về phía kiểm toán viên, mục đích của kiểm toán là đạt được sự đảm bảo rằng BCTC có được trình bày một cách trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu theo chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hay không. Tuy nhiên, khi thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên có thể có sự nhầm lẫn giữa hai loại vấn đề là sai sót trong BCTC và không đủ bằng chứng để kết luận. Nếu kiểm toán viên kết luận hạch toán trong BCTC là sai, nhưng không thể ước tính điều chỉnh, thì trường hợp này vẫn là BCTC có sai sót trọng yếu, chứ không phải thuộc trường hợp không đủ bằng chứng.
Trong một số trường hợp, không ít kiểm toán viên không nêu rõ ảnh hưởng đến BCTC trong đoạn ngoại trừ, hoặc đánh giá sai về mức độ ảnh hưởng: lan tỏa hay không lan tỏa…
“Việc đánh giá sai ảnh hưởng cùng lúc đến rất nhiều khoản mục trên BCTC, ví dụ BCTC lập trên cơ sở giả định hoạt động liên tục, trong khi giả định không còn phù hợp. Ngoài ra, có thể ảnh hưởng tới chỉ một vài khoản mục tại DN, nhưng giá trị lớn. Ví dụ hàng tồn kho bị ghi thừa một khoản tương ứng 150% lãi thuần; không thu thập đủ bằng chứng về hàng tồn kho và hàng tồn kho chiếm 40% tổng tài sản…”, bà Hà cho biết thêm.
Minh bạch phải bắt đầu từ sự chuẩn mực của DN
Ông Nguyễn Anh Phong, Phó tổng giám đốc Sở GDCK Hà Nội (HNX) cho biết, BCTC là một trong những thành tố quan trọng trong hồ sơ đăng ký niêm yết, giao dịch cổ phiếu trên Sở. Mặc dù theo quy định hiện hành, có những yêu cầu rất rõ ràng đối với BCTC như phải tuân thủ các quy định pháp luật về BCTC, phải được kiểm toán/soát xét bởi các tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, nhưng trên thực tế, việc lập và giám sát BCTC của các DN vẫn còn nhiều sai sót.
Trong đó, các lỗi chủ yếu thường thấy là không thuyết minh, hoặc thuyết minh không đầy đủ các giao dịch với bên có liên quan; các khoản đầu tư tài chính; trích thiếu hoặc không trích lập dự phòng tổn thất đầu tư tài chính, làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận của năm báo cáo; trích thiếu, không trích hoặc điều chỉnh thời gian trích khấu hao không đúng quy định, làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận của năm báo cáo gần nhất… Ngoài ra, trong một số trường hợp, các DN rơi vào trường hợp ghi nhận vốn góp bằng tài sản cố định, khi chưa hoàn thành thủ tục sang tên…
Theo ông Phong, các thông tin trên BCTC là căn cứ gần như là duy nhất để đánh giá “sức khỏe” của một DN và định giá cổ phiếu. Do đó, những lỗi như trên là trọng yếu và có thể ảnh hưởng rất lớn tới góc nhìn của nhà đầu tư.
Đồng quan điểm với ông Phong, đại diện UBCK cho rằng, BCTC có ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định của nhà đầu tư. Không chỉ là đối với các công ty đại chúng chưa niêm yết, chất lượng báo cáo tài chính của nhiều DN niêm yết cũng chưa đáp ứng đầy đủ các quy định trong lập BCTC.
Để khắc phục tình trạng này, theo Phó vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Bộ Tài chính, ông Trịnh Đức Vinh, quy định pháp lý sẽ hướng tới việc thay đổi tư duy của DN và kiểm toán viên khi thực hiện lập và soát xét BCTC. Theo đó, sẽ đi sâu vào bản chất hơn là tên gọi của các giao dịch.
“Đây chính là tinh thần theo chuẩn mực IFRS mà các DN Việt Nam tất yếu và bắt buộc tham gia trong thời gian tới, nhằm hướng tới sự minh bạch, công bằng cho cả cộng đồng DN và nhà đầu tư. Trước mắt, sẽ là đối với các DN đại chúng và DN niêm yết”, ông Vinh cho biết thêm.
Theo ĐTCK