Nhật Bản có khả năng tham chiến cùng Mỹ nếu bùng nổ xung đột

VietTimes -- Khả năng Nhật Bản tham gia vào cuộc chiến tranh với quân đội Mỹ đang tăng lên, cho dù Nhật Bản không sử dụng vũ lực thì họ cũng nằm chung đội hình với Mỹ. Đến nay, Nhật Bản đã tiến hành tiếp tế cho tàu chiến Mỹ.
Tàu tiếp tế Tokiwa của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Ảnh: Cankao.
Tàu tiếp tế Tokiwa của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Ảnh: Cankao.

Tờ Nikkei Shimbun Nhật Bản ngày 17/9 cho hay ngày 19/9/2017 là tròn 2 năm ngày đưa ra Luật an ninh mới, luật này cho phép mở rộng phạm vi nhiệm vụ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Lực lượng Phòng vệ sẽ căn cứ vào Luật an ninh mới, thực hiện các nhiệm vụ mới như tiếp nhiên liệu và tiến hành bảo vệ cho tàu chiến Mỹ.

Đây là một biện pháp mới để tăng cường quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ. Nhưng việc hợp nhất phòng vệ Nhật - Mỹ cũng tồn tại rủi ro. Việc công khai tin tức tình báo theo phương thức nào cũng là một vấn đề.

Luật an ninh mới được thông qua vào tháng 9/2015, được thực hiện từ tháng 3/2016. Nội dung cốt lõi lớn nhất của luật này là cho phép Nhật Bản thực hiện quyền tự vệ tập thể. Luật cũng đã thúc đẩy tăng cường hợp tác giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản với quân đội Mỹ từ thời bình đến thời chiến.

Nhiệm vụ được trao cho Lực lượng Phòng vệ trong thời bình đã bước vào giai đoạn thực hiện, nhưng nhiệm vụ được trao cho trong thời chiến hoặc đến gần trạng thái chiến tranh vẫn chưa được thực hiện.

Một nhiệm vụ mới đã được thực hiện đó là tiến hành tiếp nhiên liệu cho tàu chiến Aegis của quân đội Mỹ, tiến hành bảo vệ cho tàu chiến Mỹ.

Tàu sân bay trực thăng Izumo Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Ảnh: Sina
Tàu sân bay trực thăng Izumo Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Ảnh: Sina

Bắt đầu từ tháng 4/2017, tàu tiếp tế của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã tiến hành tiếp tế cho tàu Aegis Mỹ phụ trách phòng vệ tên lửa đạn đạo. Căn cứ vào Luật an ninh mới, đối tượng quân Mỹ được Lực lượng Phòng vệ cung cấp nhiên liệu và hàng hóa đã mở rộng, tàu chiến phụ trách phòng vệ tên lửa cũng được đưa vào.

Về việc tiến hành bảo vệ cho tàu chiến Mỹ, tàu sân bay trực thăng Izumo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cũng hoạt động cùng tàu tiếp tế Mỹ trên Thái Bình Dương.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã đặt ra nhiệm vụ mới, quy định khi hòa bình ở Nhật Bản bị ảnh hưởng rõ rệt, có thể tiến hành tiếp nhiên liệu trên không cho máy bay chiến đấu Mỹ.

Khi xuất hiện tình huống rõ ràng đe dọa sự tồn vong của Nhật Bản thì điều này sẽ được xác định là "tình trạng khủng hoảng tồn vong", Lực lượng Phòng vệ có thể sử dụng quyền tự vệ tập thể.

Tuy nhiên, rủi ro Lực lượng Phòng vệ bị lôi kéo vào chiến tranh với quân đội Mỹ cũng đang tăng lên. Bởi vì Lực lượng Phòng vệ cho dù không sử dụng vũ lực thì họ cũng sẽ bị cho là cùng chung đội hình của quân đội Mỹ.

Ngoài ra, theo tờ Sankei Shimbun Nhật Bản ngày 17/9, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ lựa chọn một địa điểm thay thế cho đảo Mage, thành phố Nishinomote, tỉnh Kagoshima để di dời căn cứ huấn luyện cất hạ cánh mô phỏng trên mặt đất cho máy bay trang bị trên tàu sân bay Mỹ.

Cuộc tập trận Malabar - 2017 giữa Mỹ - Ấn - Nhật. Ảnh: Cankao.
Cuộc tập trận Malabar - 2017 giữa Mỹ - Ấn - Nhật. Ảnh: Cankao.

Việc di dời căn cứ huấn luyện này là vấn đề nan giải giữa Nhật Bản và Mỹ đã kéo dài trong 10 năm qua. Hiện nay, về việc nâng cao khả năng ứng phó, tầm quan trọng của máy bay trên tàu sân bay tăng lên.

Do đảo Mage không cho phép đóng quân huấn luyện, vì vậy hai nước Nhật Bản và Mỹ mới tìm cách chọn địa điểm khác.

Đảo Mage mặc dù có vị trí địa lý ưu việt, nhưng khả năng nhượng bộ của cư dân tại đây cực kỳ thấp. Vì vậy, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang lo lắng lựa chọn lại địa điểm huấn luyện trong những địa điểm đã xây dựng đường băng sân bay dân dụng.