Hai số liệu thống kê đáng chú ý nữa, là trong kim ngạch xuất khẩu chung, khu vực kinh tế trong nước đạt kim ngạch 27,93 tỉ USD, tăng 2,4%, khu vực FDI đạt 68,90 tỉ USD, tăng 6,5%.
Tỷ lệ này tại kim ngạch nhập khẩu là khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu đạt 39,63 tỉ USD, tăng 1,2%, khu vực FDI đạt 55,40 tỉ USD, giảm 2,4%.
Như vậy, thống kê này cho thấy hoạt động của khu vực kinh tế trong nước tiếp tục có hiệu quả không cao, trong khi khu vực FDI vẫn duy trì được đà tăng trưởng.
Thứ hai là thông tin có tính an ủi, tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 27,4 tỉ USD, giảm 3,1% so với năm trước. Cộng với kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 10,7 tỉ USD, tăng 13,7%, kết quả giảm nhập khẩu từ Trung Quốc này kéo giảm số nhập siêu từ nước này trong cùng quãng thời gian xuống 16,7 tỉ USD, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Tuy vậy, Trung Quốc vẫn là nước mà Việt Nam đang nhập siêu cao nhất.
Lưu ý là kim ngạch nhập khẩu từ nhiều thị trường của Việt Nam cũng giảm, chứ không giảm riêng từ Trung Quốc. Cụ thể, nhập khẩu từ ASEAN của Việt Nam cũng chỉ đạt 13,4 tỉ USD, giảm 4,1%, từ Nhật Bản đạt 8,2 tỉ USD, giảm 4,1%, Và từ EU đạt 5,9 tỉ USD, giảm 1,3%.