Vừa qua Giám đốc của Google đã phát hiện ra một tai nghe Bluetooth cao cấp đã được bán với giá rẻ bất ngờ ngay trên trang web của mình khi chuyển tới một người bán hàng "ma" tại Việt Nam, vì thế cuối cùng khách hàng đã bị lừa tiền mà không nhận được hàng.
Sau đó Aikat Mitra - Giám đốc tin cậy và an toàn của mảng bán hàng đã tiến hành rà soát lại cách thức hoạt động và dịch vụ trên trang Google Shopping, đồng thời triệt hạ 5.000 tài khoản lừa đảo trên trang mua hàng của Google. Quá trình mua hàng diễn ra như sau:
Mitra đã đặt sản phẩm và bắt đầu chờ đợi, cho đến khi ngày giao hàng dự kiến đã trôi qua nhưng vẫn không có bất cứ tin tức gì về giao dịch. Sau đó ông đã gọi số dịch vụ khách hàng từ trang web nhưng số điện thoại này cũng bị ngắt kết nối. Điều đó có nghĩa tai nghe Bluetooth sẽ không bao giờ đến tay người tiêu dùng cho dù tiền đã được trả.
Trên thực tế, một nhân viên Google đã từng thực hiện giao dịch mua hàng tương tự, sau đó người bán hàng trung gian được Google Shopping chỉ định không phải ở Mỹ, mà chỉ là một kẻ bán hàng ma ở Việt Nam - nơi cách xa Mỹ tới 12 nghìn km. Chính kẻ này đã lấy thông tin thẻ tín dụng của nhân viên Google mà không có ý định chuyển sản phẩm tới người mua (là nhân viên Google).
Giám đốc Mitra đã khởi kiện vụ việc cho đồng nghiệp của mình để bắt đầu quá trình điều tra. Thay vì cấm các đối tượng xấu liệt kê các sản phẩm mới, nhóm tin cậy và an toàn (trust and safety team) của Google Shopping đã khởi xướng một cuộc thăm dò toàn cầu. Đồng thời phát hiện ra 5.000 tài khoản người bán được lập ra để lên kế hoạch lừa gạt người dùng. "Tôi nghĩ chúng tôi đã bắt được họ ngay từ đầu khi họ cố gắng mở rộng quy mô", Saikat Mitra nói với CNBC.
Một trong những sản phẩm đến từ trang web giả mạo được Google dẫn link tới, giá bán được giảm xuống còn 28 USD - quá lệch so với giá thực 119 USD.
Google Shopping muốn cạnh tranh với Amazon nhưng lại phải đối mặt với vấn nạn lừa đảo
Câu chuyện mà Mitra chia sẻ công khai lần đầu tiên phản ánh một cuộc chiến chống lại những trò gian lận không bao giờ kết thúc của Google Shopping. Cuộc chiến này đòi hỏi các kỹ sư và các công cụ học máy ngày càng tinh vi, cũng như đề cập đến những rủi ro mà người tiêu dùng phải đối mặt khi Google tích cực giành lại các sản phẩm dựa trên tìm kiếm từ Amazon.
Mặc dù Google Shopping nhìn qua có thể giống như một thị trường, nó thực sự không phải vậy. Nếu như Amazon và eBay vận hành các nền tảng mua sắm bằng việc kết nối giữa người bán với người mua, đồng thời đưa ra các biện pháp bảo vệ như đảm bảo hoàn tiền. Thì ngược lại, Google tách người mua hàng ra khỏi trang web sau khi họ nhấp vào một mục mua bán, vì thế không có khả năng hiển thị những gì xảy ra sau giao dịch.
Google cũng không chịu trách nhiệm về những trò gian lận. Nếu bạn đặt hàng một món hàng từ một trang web sơ sài mà bạn tìm thấy thông qua Google Shopping và không thanh toán qua một dịch vụ như PayPal, nơi có kiểm tra gian lận mạnh mẽ thì hàng của bạn có khả năng cao không đến được tận tay.
Cũng giống như công cụ tìm kiếm khổng lồ của mình, Google Shopping cũng là một dạng trang web quảng cáo. Đơn giản như nếu bạn muốn mua một máy ảnh hay giày thể thao mới và bắt đầu tìm kiếm trên Googgl, một danh sách quảng cáo có thể hiện ra. Và khi bạn nhấp vào tab "Mua sắm - Shopping" trên Google, bạn sẽ được chuyển đến một trang mới - nơi có thể tìm kiếm sản phẩm theo giá, màu hoặc kích thước. Nếu như bạn không nhìn thấy thẻ thông báo "Được tài trợ" ở góc sản phẩm, thì bạn hoàn toàn không nhận ra đây chỉ là danh sách quảng cáo mà thôi. Điều này có thể khiến bạn mua nhầm sản phẩm "ma" hoặc bị lừa.
Khi bạn tìm kiếm một sản phẩm trên Google và ấn vào mục Shopping hàng loạt trang web, bao gồm cả trang quảng cáo sẽ được dẫn ra.
Tuy mô hình này có thể giúp ích cho Google đạt lợi nhuận cao về việc kinh doanh quảng cáo trực tuyến thế nhưng Công ty đang làm thị trường thương mại điện tử của mình đang dần mất uy tín và thiếu an toàn.
Google phải làm những gì để giữ an toàn cho nền tảng mua sắm?
Nhóm làm việc của Giám đốc Mitra hiểu rõ được vụ việc của nhân viên Google, bằng cách sử dụng các thuật toán dữ liệu tiên tiến và tìm kiếm các kết nối tinh tế giữa các tài khoản thương gia. Cũng thông qua học máy, Google cũng phát hiện ra một nhóm người bán có dữ liệu tương tự và nắm bắt được thói quen trực tuyến của người dùng để đánh cắp thông tin. Hơn 5.000 trang web được thiết kế nhìn qua giống như thuộc về các công ty có trụ sở tại Mỹ đã thực sự bị một loạt các kẻ lừa đảo ở Việt Nam điều hành.
Google đã kích hoạt những người bán từ các sản phẩm quảng cáo của mình, để có thể phát hiện ra các thành viên giả mạo trên nền tảng. Nhóm của Mitra cũng xác định rằng thông thường một gian hàng giả mạo mất ít nhất 6 tháng để có thể chuẩn bị một tài khoản giả mạo để trông giống như là hợp pháp. Nếu một gian hàng bị từ chối, sẽ có nhiều biện pháp dự phòng để "lấp liếm" gian hàng này.
Lừa đảo bán hàng trên internet không còn là điều mới lạ, đặc biệt khi nói đến thương mại điện tử. Vấn nạn hàng giả cũng là một vấn đề phổ biến trên tất các nền tảng mua bán, bao gồm Amazon cũng đã phải vật lộn trong nhiều năm. Trước đây, người tiêu dùng khi đặt hàng qua Google Shopping, rồi sau đó chỉ nhận lại được những sản phẩm được sản xuất cẩu thả và không giống với ảnh trên mạng. "Chính điều này cũng gây khó khăn cho phía cảnh sát, nhưng Google đã giải quyết vấn đề bằng cách tích hợp các đánh giá của người bán và yêu cầu tất cả người bán phải đạt được điểm đánh giá tối thiểu mới được phép tham gia giao dịch"
"Nhiệm vụ của chúng tôi là tạo ra một nền tảng Google Shopping an toàn đến nỗi mọi người sẽ cảm thấy đủ tin tưởng", Mitra cho biết. Muốn đẩy mạnh thương mại, để có thể cạnh tranh ngang ngửa được với Amazon, Google sẽ phải duy trì niềm tin cho người tiêu dùng thông qua tìm kiếm và các sản phẩm quảng cáo khác. Nghiên cứu Survata vào tháng 11/2017 cho thấy rằng mọi người tin tưởng quảng cáo của Google nhiều hơn bất kỳ nền tảng nào khác.
Điều đó có nghĩa là khi người dùng bỏ tiền cho một tai nghe Bluetooth, thì mặt hàng đảm bảo phải đến được tận tay. Vì trên thực tế Google vẫn chưa cung cấp được dịch vụ hoàn tiền nếu xảy ra bất cứ rủi ro nào.
Theo ICT News